Chia Sẻ Mối liên hệ giữa cảm xúc và âm thanh trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

Chia Sẻ Mối liên hệ giữa cảm xúc và âm thanh trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

Tiếng kêu không phải là ân huệ đặc hữu của con người, bởi lẽ các loài sinh vật cao cấp đều có tiếng kêu, đều phát ra tiếng kêu. Nhưng tiếng kêu của con người mang đặc trưng người và gắn với sự phát triển của văn hóa con người, qui định sự khác biệt giữa người và vật. Bản thân tiếng kêu mang trong nó tính nhạc điệu, mang trong nó một sắc thái biểu cảm, giận dữ hay yêu thương, để từ đó tiếng hát ra đời theo nghĩa tiếng hát, là một tập hợp của tiếng kêu có âm điệu, có nhạc tính. Từ các làn điệu dân ca mang trong nó hơi thở ấm áp của cuộc sống, hay những bài ca buồn để lại âm hưởng từ thời xa xưa, hay những bài thánh ca, những bài hát lễ hội... tất cả đều mang đặc trưng của tiếng kêu ban đầu.
[...] Mối liên hệ giữa cảm xúc và âm thanh hãy còn nhiều điều bí ẩn. Một mặt nó cho thấy vai trò của giọng điệu trong tác phẩm, cho thấy giọng điệu có chức năng truyền cảm đặc biệt. Nhiều người đến nghe diễn thuyết không phải vì vấn đề hay mà vì sức hấp dẫn của giọng điệu của nhà hùng biện; các con chiên lặng ngắt khi cha cố thuyết giảng,... Cũng như thế, ta mới nhận thấy được nỗi đau của Ioneso khi kết thúc Những chiếc ghế bằng cảnh xuất hiện nhà hùng biện vừa câm vừa điếc, hay kết thúc Nữ ca sĩ hối đầu bằng cảnh rối loạn ngôn ngữ triệt để. Mặt khác tiếng kêu cho thấy ít nhiều những nét khác nhau của thời đại. Chẳng hạn, âm vang của tiếng quân reo ngựa hí trong Tam quốc diễn nghĩa cũng là âm vang của một thời đại. Cũng như vậy tiếng kêu "Kady" các nhân vật trong Âm thanh và cuồng nộ của W. Faulkner là dấu hiệu của những số phận khắc khoải , của sự hoài niệm về một quá khứ vàng son, là sự nuối tiếc của những con người ấy khi rơi vào vòng quay thảm loạn xuất phát từ chính bản thân gia đình ấy.
Tiếng kêu, mà giai đoạn phát triển cao hơn của nó là tiếng nói hoàn thiện tạo cho văn học một hình thức biểu đạt văn hóa. Tiếng kêu được phát ra dưới sức ép của một cảm xúc mạnh mẽ, thể hiện một mong muốn, truyền đạt một mệnh lệnh, đưa ra một cử chỉ cần làm hoặc yêu cầu giúp đỡ, được mọi người hiểu như một cách giao tiếp khá dễ hiểu để làm theo, còn tiếng nói được sinh ra cùng lúc với biểu trưng khi cảm xúc kết hợp với nhạc điệu của giọng nói.
Có thể thấy thêm vai trò của giọng nói trong tiếng sáo thức tỉnh Mị... (Vợ chồng A Phủ), như sau:Tết đến bên bản làng như tiếng sáo tha thiết mời gọi bạn tình. Tiếng sáo ấy đã thức tỉnh tâm hồn Mị, giúp Mị nhớ lại mình cũng từng là "người thổi sáo giỏi", giúp Mị ý thức được rằng Mị vẫn đang là một con người đang sống. Tiếng sao đánh thức khát vọng tình yêu, khát vọng sống trong con người Mị. Nghe tiếng sáo mời gọi bạn tình, Mị cũng "nhẩm thầm" được lời của bài hát gửi vào trong tiếng sáo đó, nghĩa là Mị đã rất thuộc bài hát, rất gắn bó với bài hát. Lời bài hát mà Mị "nhẩm thầm" ra ấy là lới hát mộc mạc, giản dị, gắn với cách nói lối nói của người dân tộc Mông. Lời bái hát ấy, tuy đơn giản, nhưng chứa đựng lẽ sống của dân tộc Mông. Lời bài hát ấy tôn vinh cuộc sống tự do, phóng khoáng và phù hợp với quy luât phát triển của tự nhiên đang cần cho Mị.
Cơ sở tạo nên sức mạnh của tiếng sáo ấy qua âm điệu trữ tình đầm thắm ấy là lời thiết tha của cuộc sống, là nền tảng văn hóa dân tộc Mông được kết tinh trong lời ca điệu nhạc ấy. Tiếng sáo giúp Mị hiểu được cuộc sống vẫn đang diễn ra, đương sinh sôi nảy nở, giúp Mị hành động "Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát" và đi tới suy nghĩ, một quyết tâm dứt khoát là "nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa". Mị "lấy ống mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng"; "Mị quấn lại tóc", "Mị với tay lấy chiếc váy hoa vắt ở trong vách".
Ẩn chứa bề ngoài buông xuôi cuộc đời nhưng trong con người Mị vẫn chứa đựng một sức sống tiềm tàng, một khát vọng sống mãnh liệt. Tác giả đã sử dụng các yếu tố bên ngoài để khơi dậy sức sống tiềm ẩn ấy. Đó là các yêu tố ngoại cảnh: Xuân về tết đến với cảnh sắc thay đổi, cho thấy một sự đổi thay mới đang đến với mọi người, tiếng sáo mời gọi bạn tình tha thiết, chân thành vang lên nhiều nơi trong bản làng, bữa cơm Tết cúng ma của nhà thống lí Pá Tra "với chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên nhảy xuống, run bần bật".
Cách uống rượu của Mị cũng khác thường, đó là sau khi "lén lấy hũ rượu", Mị "cứ uống ừng ực từng bát". Việc Mị uống rượu rồi say, bề ngoài thì say nhưng tâm hồn lại tỉnh, khát vọng sống tiềm ẩn thức dậy khiến Mị trở thành một con người khác. Mị, bằng hình ảnh uống rượu mang tính biểu trưng, đã nuốt đi quá khứ đau thương buồn tủi của mình và cũng là uống cái khát vọng sống của phần đời còn lại, khát vọng vừa thức giấc. Khi không còn buông xuôi cuộc đời, khi tâm hồn đã phơi phới trở lại trong âm hưởng của tiếng sáo, điệu nhạc tình, thì Mị đã nghĩ: "nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa". Ý nghĩ chân thực và lạ lùng ấy tạo ra một nghịch lí. Nghịch lí đó là sự xung đột giữa khát vọng sống có ý nghĩa với trạng thái sống vô nghĩa, vô hồn, vô cảm của Mị từ khi bước vào nhà thống lí Pá Tra cho đến lúc ấy, là để chấm dứt sự đau khổ, đắng cay triền miên trong kiếp trâu ngựa tại nhà thống lí Pá Tra. Các lời hát kèm theo tiếng sáo trong đêm xuân có một ý nghĩa đặc biệt đối với Mị, cho dù những lời hát ấy Mị đã từng nghe, từng thuộc. Các lời hát ấy gợi cho Mị cảm nhận về sự cô đơn của mình trong cuộc đời làm dâu gạt nợ, gợi cho Mị nỗi thèm khát hạnh phúc lứa đôi, gợi cho Mị nhớ lại thời kì trước khi về làm con dâu gạt nợ với những cảm nhận rất cụ thể: "Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dở vách ra rừng chơi".

Khát vọng tự do của Mị - Văn Học Trẻ.jpg

Khát vọng tự do của Mị. Ảnh sưu tầm.
Lời bài hát lồng trong tiếng sáo, từ: "Mày có con trai con gái rồi/ Mày đi làm nương/ Ta không có con trai con gái/ Ta đi tìm người yêu", qua "Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu, quả pao rơi rồi" cho đến "Em không yêu, quả pao rơi rồi/ Em yêu người nào/ Em bắt pao nào..." có thể chỉ là lời chung của một bài hát nhưng được ngắt thành ba đoạn gắn với ba thời điểm của Mị trong đêm xuân ấy. Việc ngắt đoạn lời bài hát như vậy cho thấy diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân khi được tiếng sáo gọi tình đánh thức. Diễn biến tâm trạng của Mị đi từ cái chung, tức là một tục lệ (đi tìm người yêu để có con trai con gái) tới cái riêng (chỉ anh và em), gắn với suy nghĩ của Mị cũng muốn có con trai con gái như những người khác. Qua đó, cho thấy tình cảm tốt đẹp hướng tới khát vọng được sống như những người khác, muốn thoát ra khỏi thân phận làm dâu gạt nợ của mình.
Từ diễn biến tâm trạng dẫn tới hành động để qua đó hình thành và khẳng định tính cách của Mị đã được tác giả miêu tả rất tài tình. Từ khi nghe được tiếng sáo gợi tình, Mị dường như đã trở thành một con người khác. Khát vọng sống tiềm ẩn cũng như khát vọng sống mãnh liệt đã được khơi dậy. Mị xắn mỡ cho thêm vào đèn để đèn sáng hơn, không muốn chịu cảnh tăm tối như trước đây nữa. Mị lấy áo váy hoa để mặc đi chơi. "Mị quấn lại tóc" để cho mọi người biết là mình vẫn là con gái theo tục lệ người Mông. Mị hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp của ngày xưa khi chưa bị nhà Pá Tra bắt về làm con dâu gạt nợ. Sự đổi thay tâm trạng cũng là sự đổi thay nhận thức, dẫn tới hành động phản kháng có ý thức của Mị. Tiếng sáo mang trong nó sức mạnh văn hóa của một cộng đồng đã thức tỉnh tâm hồn Mị, đã đánh thức Mị và chỉ cho Mị con đường sống cần phải đi. Tiếng sáo mang giá trị nhân học văn hóa lớn lao.

(Theo Lê Nguyên Cẩn, Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
âm thanh cam xuc khát vọng tự do tiếng sáo tô hoài vợ chồng a phủ
  • Like
Reactions: Phong Cầm
1K
1
1

baivanhay

Moderator
Thành viên BQT
19/8/19
131
63
62,937
Xu
1,357
Tiếng kêu không phải là ân huệ đặc hữu của con người, bởi lẽ các loài sinh vật cao cấp đều có tiếng kêu, đều phát ra tiếng kêu. Nhưng tiếng kêu của con người mang đặc trưng người và gắn với sự phát triển của văn hóa con người, qui định sự khác biệt giữa người và vật. Bản thân tiếng kêu mang trong nó tính nhạc điệu, mang trong nó một sắc thái biểu cảm, giận dữ hay yêu thương, để từ đó tiếng hát ra đời theo nghĩa tiếng hát, là một tập hợp của tiếng kêu có âm điệu, có nhạc tính. Từ các làn điệu dân ca mang trong nó hơi thở ấm áp của cuộc sống, hay những bài ca buồn để lại âm hưởng từ thời xa xưa, hay những bài thánh ca, những bài hát lễ hội... tất cả đều mang đặc trưng của tiếng kêu ban đầu.
[...] Mối liên hệ giữa cảm xúc và âm thanh hãy còn nhiều điều bí ẩn. Một mặt nó cho thấy vai trò của giọng điệu trong tác phẩm, cho thấy giọng điệu có chức năng truyền cảm đặc biệt. Nhiều người đến nghe diễn thuyết không phải vì vấn đề hay mà vì sức hấp dẫn của giọng điệu của nhà hùng biện; các con chiên lặng ngắt khi cha cố thuyết giảng,... Cũng như thế, ta mới nhận thấy được nỗi đau của Ioneso khi kết thúc Những chiếc ghế bằng cảnh xuất hiện nhà hùng biện vừa câm vừa điếc, hay kết thúc Nữ ca sĩ hối đầu bằng cảnh rối loạn ngôn ngữ triệt để. Mặt khác tiếng kêu cho thấy ít nhiều những nét khác nhau của thời đại. Chẳng hạn, âm vang của tiếng quân reo ngựa hí trong Tam quốc diễn nghĩa cũng là âm vang của một thời đại. Cũng như vậy tiếng kêu "Kady" các nhân vật trong Âm thanh và cuồng nộ của W. Faulkner là dấu hiệu của những số phận khắc khoải , của sự hoài niệm về một quá khứ vàng son, là sự nuối tiếc của những con người ấy khi rơi vào vòng quay thảm loạn xuất phát từ chính bản thân gia đình ấy.
Tiếng kêu, mà giai đoạn phát triển cao hơn của nó là tiếng nói hoàn thiện tạo cho văn học một hình thức biểu đạt văn hóa. Tiếng kêu được phát ra dưới sức ép của một cảm xúc mạnh mẽ, thể hiện một mong muốn, truyền đạt một mệnh lệnh, đưa ra một cử chỉ cần làm hoặc yêu cầu giúp đỡ, được mọi người hiểu như một cách giao tiếp khá dễ hiểu để làm theo, còn tiếng nói được sinh ra cùng lúc với biểu trưng khi cảm xúc kết hợp với nhạc điệu của giọng nói.
Có thể thấy thêm vai trò của giọng nói trong tiếng sáo thức tỉnh Mị... (Vợ chồng A Phủ), như sau:Tết đến bên bản làng như tiếng sáo tha thiết mời gọi bạn tình. Tiếng sáo ấy đã thức tỉnh tâm hồn Mị, giúp Mị nhớ lại mình cũng từng là "người thổi sáo giỏi", giúp Mị ý thức được rằng Mị vẫn đang là một con người đang sống. Tiếng sao đánh thức khát vọng tình yêu, khát vọng sống trong con người Mị. Nghe tiếng sáo mời gọi bạn tình, Mị cũng "nhẩm thầm" được lời của bài hát gửi vào trong tiếng sáo đó, nghĩa là Mị đã rất thuộc bài hát, rất gắn bó với bài hát. Lời bài hát mà Mị "nhẩm thầm" ra ấy là lới hát mộc mạc, giản dị, gắn với cách nói lối nói của người dân tộc Mông. Lời bái hát ấy, tuy đơn giản, nhưng chứa đựng lẽ sống của dân tộc Mông. Lời bài hát ấy tôn vinh cuộc sống tự do, phóng khoáng và phù hợp với quy luât phát triển của tự nhiên đang cần cho Mị.
Cơ sở tạo nên sức mạnh của tiếng sáo ấy qua âm điệu trữ tình đầm thắm ấy là lời thiết tha của cuộc sống, là nền tảng văn hóa dân tộc Mông được kết tinh trong lời ca điệu nhạc ấy. Tiếng sáo giúp Mị hiểu được cuộc sống vẫn đang diễn ra, đương sinh sôi nảy nở, giúp Mị hành động "Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát" và đi tới suy nghĩ, một quyết tâm dứt khoát là "nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa". Mị "lấy ống mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng"; "Mị quấn lại tóc", "Mị với tay lấy chiếc váy hoa vắt ở trong vách".
Ẩn chứa bề ngoài buông xuôi cuộc đời nhưng trong con người Mị vẫn chứa đựng một sức sống tiềm tàng, một khát vọng sống mãnh liệt. Tác giả đã sử dụng các yếu tố bên ngoài để khơi dậy sức sống tiềm ẩn ấy. Đó là các yêu tố ngoại cảnh: Xuân về tết đến với cảnh sắc thay đổi, cho thấy một sự đổi thay mới đang đến với mọi người, tiếng sáo mời gọi bạn tình tha thiết, chân thành vang lên nhiều nơi trong bản làng, bữa cơm Tết cúng ma của nhà thống lí Pá Tra "với chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên nhảy xuống, run bần bật".
Cách uống rượu của Mị cũng khác thường, đó là sau khi "lén lấy hũ rượu", Mị "cứ uống ừng ực từng bát". Việc Mị uống rượu rồi say, bề ngoài thì say nhưng tâm hồn lại tỉnh, khát vọng sống tiềm ẩn thức dậy khiến Mị trở thành một con người khác. Mị, bằng hình ảnh uống rượu mang tính biểu trưng, đã nuốt đi quá khứ đau thương buồn tủi của mình và cũng là uống cái khát vọng sống của phần đời còn lại, khát vọng vừa thức giấc. Khi không còn buông xuôi cuộc đời, khi tâm hồn đã phơi phới trở lại trong âm hưởng của tiếng sáo, điệu nhạc tình, thì Mị đã nghĩ: "nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa". Ý nghĩ chân thực và lạ lùng ấy tạo ra một nghịch lí. Nghịch lí đó là sự xung đột giữa khát vọng sống có ý nghĩa với trạng thái sống vô nghĩa, vô hồn, vô cảm của Mị từ khi bước vào nhà thống lí Pá Tra cho đến lúc ấy, là để chấm dứt sự đau khổ, đắng cay triền miên trong kiếp trâu ngựa tại nhà thống lí Pá Tra. Các lời hát kèm theo tiếng sáo trong đêm xuân có một ý nghĩa đặc biệt đối với Mị, cho dù những lời hát ấy Mị đã từng nghe, từng thuộc. Các lời hát ấy gợi cho Mị cảm nhận về sự cô đơn của mình trong cuộc đời làm dâu gạt nợ, gợi cho Mị nỗi thèm khát hạnh phúc lứa đôi, gợi cho Mị nhớ lại thời kì trước khi về làm con dâu gạt nợ với những cảm nhận rất cụ thể: "Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dở vách ra rừng chơi".

View attachment 5015
Khát vọng tự do của Mị. Ảnh sưu tầm.
Lời bài hát lồng trong tiếng sáo, từ: "Mày có con trai con gái rồi/ Mày đi làm nương/ Ta không có con trai con gái/ Ta đi tìm người yêu", qua "Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu, quả pao rơi rồi" cho đến "Em không yêu, quả pao rơi rồi/ Em yêu người nào/ Em bắt pao nào..." có thể chỉ là lời chung của một bài hát nhưng được ngắt thành ba đoạn gắn với ba thời điểm của Mị trong đêm xuân ấy. Việc ngắt đoạn lời bài hát như vậy cho thấy diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân khi được tiếng sáo gọi tình đánh thức. Diễn biến tâm trạng của Mị đi từ cái chung, tức là một tục lệ (đi tìm người yêu để có con trai con gái) tới cái riêng (chỉ anh và em), gắn với suy nghĩ của Mị cũng muốn có con trai con gái như những người khác. Qua đó, cho thấy tình cảm tốt đẹp hướng tới khát vọng được sống như những người khác, muốn thoát ra khỏi thân phận làm dâu gạt nợ của mình.
Từ diễn biến tâm trạng dẫn tới hành động để qua đó hình thành và khẳng định tính cách của Mị đã được tác giả miêu tả rất tài tình. Từ khi nghe được tiếng sáo gợi tình, Mị dường như đã trở thành một con người khác. Khát vọng sống tiềm ẩn cũng như khát vọng sống mãnh liệt đã được khơi dậy. Mị xắn mỡ cho thêm vào đèn để đèn sáng hơn, không muốn chịu cảnh tăm tối như trước đây nữa. Mị lấy áo váy hoa để mặc đi chơi. "Mị quấn lại tóc" để cho mọi người biết là mình vẫn là con gái theo tục lệ người Mông. Mị hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp của ngày xưa khi chưa bị nhà Pá Tra bắt về làm con dâu gạt nợ. Sự đổi thay tâm trạng cũng là sự đổi thay nhận thức, dẫn tới hành động phản kháng có ý thức của Mị. Tiếng sáo mang trong nó sức mạnh văn hóa của một cộng đồng đã thức tỉnh tâm hồn Mị, đã đánh thức Mị và chỉ cho Mị con đường sống cần phải đi. Tiếng sáo mang giá trị nhân học văn hóa lớn lao.

(Theo Lê Nguyên Cẩn, Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)
Kiều GiangMột đề bài khó, bài viết tiếp cần văn học từ góc nhìn văn hóa. Bài viết này dành cho đối tượng nghiên cứu văn học.
Cảm ơn tác giả đã chia sẻ bài viết này.
 
  • Like
Reactions: Kiều Giang

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top