Phân tích bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt và nêu cảm nhận của em

Phân tích bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt và nêu cảm nhận của em

Đọc các từ “nước Nam, vua Nam” mà em cảm thấy kiêu hãnh tự hào, tự tôn biết bao, ý thơ còn khẳng định tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông, đó là chân lí. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

5044



Phân tích bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt và nêu cảm nhận của em.

Bài làm


Lý Thường Kiệt – vị danh tướng thời Lý, mà tên tuổi của ông gắn liền với chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt vào thế kỉ thứ 11. Tương truyền trong lúc cuộc chiến đang hồi quyết liệt thì từ đền thờ Trương Hống, Trương Hát bên bờ sông Như Nguyệt vang lên tiếng ngâm bài thơ “Sông núi nước Nam” mà nhiều người cho rằng do Lý Thường Kiệt viết ra để khích lệ tinh thần tướng sĩ.

“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,
Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ!”

Ngay từ đầu, với lời thơ ngắn gọn, rõ ràng, ý thơ mạnh mẽ, đanh thép đã là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Nước Nam là một nước đã có vua, mà ngày xưa vua là đại diện tối cao cho một quốc gia. Mặt khác, biên giới nước Nam cũng đã được định rõ ở “sách trời”, đó là một chân lí không gì thay đổi được. Có thể nói đó là lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam, khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập, tự cường dân tộc. Chính nhờ có niềm tin ấy nên nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi bị giặc ngoại xâm, lịch sử đó đã được chứng minh từ thời Bà Trưng, Bà Triệu.

Giặc Tống ỷ mạnh, đem quân sang xâm chiếm nước ta gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến cho đất nước ta lâm vào cảnh điêu tàn, nhân dân phải sống cuộc sống lầm than, càng hun đúc ý chí quật cường, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Dân tộc ta vốn yêu hòa bình, nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân Tống, nhân dân ta sẵn sàng đáp trả những đòn đích đáng. Đọc các từ “nước Nam, vua Nam” mà em cảm thấy kiêu hãnh tự hào, tự tôn biết bao, ý thơ còn khẳng định tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông, đó là chân lí. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

Đến câu thơ câu thứ hai thì cái chân lí chủ quyền đó càng trở nên chắc nịch hơn:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi. Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó đã được trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm gái trị.

Nếu 2 câu đàu là lời khẳng định chủ quyền thì 2 câu sau tác giả khẳng định lòng quyết tâm bỏ vệ chủ quyền và sự thất bài thảm hại của quân giặc:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Câu thơ vừa thể hiện thái độ bực tức vừa khinh bỉ của tác giả đối với bọn giặc. Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Đó là hành động của một kẻ cướp là làm trái với đạo lí của trời. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã dặt dân tộc Việt Nam vào tư thế chủ nhà và tin rằng có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập. Và sự thật nước Việt Nam đã nhiều chiến thắng quân giặc phương Bắc.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta. Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút. Lời thơ vừa mạnh mẽ đanh thép vừa cứng rắn khiến cho cái ý chí, lòng quyêt tâm càng trở nên được tô đậm.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn mà hàm súc, lời ít ý nhiều, bài thơ có sức mạnh mãnh liệt bởi không chỉ nội dung mà còn bởi một giọng thơ mạnh mẽ, hùng hồn và rất giàu khí phách. Đối lập giữa 2 thái độ giữa cái phi nghĩa và chính nghĩa, giữa cái cao cả và thấp hèn. Dường như mỗi từ ngữ đều được nhà thơ cân nhắc kĩ lưỡng.

Đất nước tuy đã hòa bình, độc lập thống nhất nhưng thế lực bên ngoài không ngừng lăm le xâm lược, nhất là vùng biển đảo, biên giới vì thế cảnh giác trước quân thù sẽ không bào giờ là điều thừa đồng thời chúng ta luôn thể hiện thái độ tự tôn, tự hào dân tộc, quyết tâm bảo về chủ quyền và toàn về lãnh thổ nước ta trong mọi hoàn cảnh.

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

Bài thơ đã ra đời gần 1000 năm nhưng giá trị của nó vẫn không hề thay đổi. Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt vẫn xứng danh là bản tuyên ngôn độc lập thành văn đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Cảm ơn nhà thơ Lý Thường Kiệt đã cho chúng em hiểu sâu sắc về tình yêu nước của nhân dân ta và chân lí của thời đại.
 
Từ khóa
cam nhan lý thường kiệt phan tich sông núi nước nam
860
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top