Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 31 đến từ Vietnam
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
+ Những câu thơ miêu tả cảnh: 6 câu đầu
+ Những câu thơ miêu tả cảnh và tâm trạng của Kiều: 8 câu thơ cuối

b, Những câu thơ tả cảnh là cơ sở để thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật
+ Cảnh vật mênh mông, rộng lớn đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều
+ Câu thơ tả cảnh là câu thơ bộc lộ tấm lòng Kiều, cảnh được nhìn qua lăng kính tâm trạng: chứa đựng sự u sầu, buồn bã
2. Cách miêu tả nội tâm lão Hạc của đoạn văn là cách miêu tả gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ… cho thấy nỗi buồn, sự dằn vặt đau đớn của lão Hạc sau khi bán chó

II. Luyện tập
Bài 1 (trang 117 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Mụ mối gần nhà kiều ngỏ ý giới thiệu viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, học sinh trường Quốc Tử Giám, quê huyện Lâm Thanh, tuổi ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi làm ra vẻ thư sinh nhưng thực chất bản chất “sỗ sàng”, lố bịch được bộc lộ. Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất con buôn khi thúc giục Kiều xem mặt, thử tài đàn hát. Kiều xuất thân là con nhà gia giáo, nay lâm vào cảnh ngộ này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình. Mỗi bước đi lệ tuôn vì tủi nhục, xấu hổ. Kiều thấy tủi nhục hơn trước sự sỗ sàng như kẻ vô học, bản chất con buôn của Mã Giám Sinh bộc lộ khi ngã giá mua Thúy Kiều như món hàng với giá ngoài bốn trăm.
Bài 2 (trang 117 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Vào vai nhân vật Kiều trong đoạn trích Kiều báo ân báo oán
Được sự giúp sức của Từ Hải, tôi cho mời Thúc Sinh tới để báo ân. Khi xưa lúc tôi ở trong lầu xanh, chính Thúc Sinh đã chuộc tôi ra, nghĩa ấy tôi không quên. Dù tôi và chàng không nên nghĩa vợ nghĩa chồng nhưng tôi vẫn nhớ ơn chàng, nên tôi gửi chàng chút quà để bày tỏ sự biết ơn lòng thành của mình. Ngược lại, vợ chàng tai quái, ác độc, phen này phải bị trị tội đích đáng. Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi tôn trọng chào thưa “tiểu thư”. Tôi nhắc Hoạn Thư nhớ lại thói “cay nghiệt” của nàng, khi xưa đối xử với tôi. Lúc này Hoạn Thư sợ hãi, khấu đầu, xin khoan hồng. Hoạn Thư nói với tôi, thói ghen tuông là thói thường tình, nàng nhắc lại ngày xưa nàng khoan nhượng để tôi ở gác viết kinh, khi tôi bỏ trốn nàng không cho người đuổi theo. Tôi khen cho sự khôn ngoan, nói năng phải lời của nàng nên đã tha bổng cho nàng thay vì trừng phạt nàng thật nặng như ý định ban đầu.

Bài 3 (trang 109 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Tâm trạng của em sau khi gây ra lỗi lầm với bạn:
- Ân hận, day dứt vì đã làm bạn buồn
- Hối hận, vì đã gây ra làm tổn thương bạn
- Muốn sửa lại lỗi lầm của mình
Nguồn TH
 
Từ khóa Từ khóa
ma giam sinh mieu ta thuc sinh tự sự tủi nhục
888
0
1
Trả lời
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích :
a. - Những câu thơ tả cảnh cũng là những câu thơ miêu tả tâm trạng :
+ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.



Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

+ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

+ Tưởng ngươi dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

+ Xót người tựa của hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

+ Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
b. Những câu thơ tả cảnh cũng là tả tâm trạng người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
c. Miêu tả nội tâm để thấy được tâm hồn, tính cách nhân vật.

Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tác giả miêu tả nội tâm nhân vật gián tiếp qua miêu tả nét mặt, cử chỉ. Những từ ngữ co rúm, vết nhăn xô lại, nước mắt, đầu lão ngoẹo, cái miệng móm mém, mếu đều diễn tả tâm trạng đau đớn.
Luyện tập
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều :
Mụ mối đưa người viễn khách vào vấn danh Thúy Kiều, đó là Mã Giám Sinh, quê huyện Lâm Thanh. Tuổi đã ngoài 40 mà ăn mặc chải chuốt, lố bịch. Hành động thì thô lỗ, ngồi tót sỗ sàng ở ghế trên. Kiều là cô gái khuê các, lâm vào cảnh bán thân, nàng đau xót, tủi hổ, ngượng ngùng. Mỗi bước chân nối liền dòng lệ tuôn rơi. Gương mặt ủ rũ, buồn bã nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Kiều phải đánh đàn, làm thơ chiều lòng tên họ Mã. Nhưng khi trả giá, hắn mới lộ rõ bản chất con buôn khi đắn đo, cò kè trả giá cho một trang tuyệt sắc.

Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đóng vai Kiều kể lại việc báo ân báo oán :
May mắn được Từ Hải cứu, tôi có cơ hội báo ân báo oán. Đầu tiên tôi mời Thúc Sinh đến để báo ân chàng từng cứu mình thoát chốn lầu xanh, tôi sai người lấy gấm bạc làm chút lễ báo đáp. Nhưng còn vợ chàng – Hoạn Thư, tôi không thể tha thứ được người đàn bà ác độc ấy. Hoạn Thư được dẫn ra, những đau đớn tủi nhục xưa kia hiện về. Nhớ cảnh làm hoa nô, tôi mở giọng đe dọa “Tiểu thư cũng có bâu giờ đến đây”. Lúc này có quyền quyết định xử tội Hoạn Thư ra sao, vì vậy cô ta “hồn lạc phách xiêu”. Nhưng vốn bản tính mưu mô và miệng lưỡi lanh lợi, Hoạn Thư nhanh chóng chống đỡ, ngụy biện đầy thuyết phục khiến tôi rơi vào cảnh khó xử : Xử tội thành ra ta là người nhỏ nhen, xét một tội ghen tuông thường tình, cô ta lại từng tha khi ta chạy khỏi Quan Âm Các. Lời lẽ quá khôn ngoan, tôi cũng mở lòng mà tha tội cho con người ác độc ấy.
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn :
Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do đứa lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi luôn nói khản cả giọng mà nó vẫn thưa với cô giáo. Tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù nó. Và rồi, trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy người mà tôi ghét (lớp trưởng) đi ngang qua. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để trả thù, thế rồi tôi sút một phát mạnh, quả bóng bay trúng đầu lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Đáng lẽ tôi thấy vui nhưng không, tôi chợt nhận ra sự ích kỉ của bản thân mình. Từ lúc đó tôi luôn cảm thấy bứt rứt, khó tả vì mình đã làm một việc tệ hại. Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý nghĩ có nên xin lỗi và nói thật với bạn ấy hay cứ coi như chuyện ngoài ý muốn. Ôi ! đầu tôi như muốn nổ tung ra với những suy nghĩ đó và cuối cùng tôi đã nói thật. Hôm sau khi đến lớp tôi đã xin lỗi bạn ấy và nói sự thật. Bạn ấy đã tha lỗi cho tôi, tôi cảm động trước sự rộng lượng ấy, vậy mà tôi đã làm gì chứ, tôi hối hận vô cùng.
Nguồn TH
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.