Tác phẩm ngoài chương trình trong đề thi Tốt nghiệp?

Tác phẩm ngoài chương trình trong đề thi Tốt nghiệp?

Viet Phong
Viet Phong
  • Du Mục Số 39 đến từ Vietnam
Liệu đây có phải bước đột phá của giáo dục không? Có khiến các em học sinh chăm đọc sách, gần gũi với văn học hơn không? Hãy theo dõi luồn ý kiến quanh đề xuất này.

Đề xuất đưa tác phẩm văn học ngoài chương trình vào đề thi Tốt nghiệp

Trước thực trạng học sinh 'học tủ' môn văn dẫn đến nhiều hệ lụy tồn tại bấy lâu nay, nhiều ý kiến đã đề xuất đề thi tốt nghiệp THPT nên cho các tác phẩm ngoài chương trình học.

Đưa tác phẩm ngoài chương trình vào đề thi tốt nghiệp THPT môn văn có hợp lý và liệu có khả thi?

Phù hợp xu thế dạy học tích cực

Đề xuất này phù hợp với xu thế đổi mới dạy học môn ngữ văn, cách kiểm tra đánh giá trong nhà trường phổ thông.

IMG_20210804_074104_944.jpg


Đó là thay đổi việc dạy và học hướng đến việc chú trọng đánh giá kỹ năng, thái độ người học hơn là kiến thức. Phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của học sinh trước bối cảnh kiến thức luôn luôn “mở”, chứ không chỉ “đóng khung” một cách hàn lâm trong sách giáo khoa, theo chương trình của cách cũ.

Trong chương trình phổ thông môn ngữ văn mới sắp áp dụng tới đây, chỉ còn 6 tác phẩm là bắt buộc học, còn lại hầu hết là tác phẩm tự chọn, từ bậc THCS cho đến THPT. Giáo viên và học sinh được quyền chọn tác phẩm yêu thích, phù hợp để dạy học. Như vậy giới hạn nội dung đề thi tốt nghiệp THPT sẽ rất rộng, chứ không còn cụ thể là mấy bài, gồm những bài nào như hiện nay nữa.

Ngoài ra, các tác phẩm văn học trong chương trình dù rất phong phú song vẫn quy về các nhóm thể loại chính, gồm: trữ tình (thơ), tự sự (văn xuôi), văn bản kịch và văn chính luận. Mỗi thể loại đều có các đặc trưng cơ bản riêng. Khi dạy, giáo viên đều khai thác các đặc trưng cơ bản trong từng bài học. Các bài về lý luận văn học cũng đã chỉ cho học sinh cách đọc tác phẩm thuộc các thể loại này. Như vậy, mục đích việc dạy học tác phẩm trong nhà trường là để giúp học sinh có cách đọc và hiểu thêm những tác phẩm đồng dạng như thế bên ngoài chương trình sách giáo khoa vốn rất phong phú. Chứ không phải học tác phẩm nào là để chỉ biết và phân tích được tác phẩm đó.
Đề thi nên xây dựng như thế nào?

Với ba lý do trên, việc đề thi tốt nghiệp THPT cho một tác phẩm ngoài chương trình là hoàn toàn có cơ sở. Còn lại là vấn đề nên xây dựng một đề thi như thế nào?
Trước hết phải chọn văn bản thật hay, ý nghĩa, phù hợp lứa tuổi và mục đích đề thi. Văn bản có trong chương trình (gồm bắt buộc và tự chọn, cả bậc học THPT), hoặc không nằm trong chương trình, nhưng phải thuộc về một thể loại cụ thể, rõ ràng như đã nói ở trên.

Cấu trúc đề thi môn văn tốt nghiệp THPT có thể theo mẫu đề hiện tại (chỉ thay đổi nội dung câu nghị luận văn học). Hoặc theo các phần chúng tôi đề xuất sau: 1. Trích dẫn một phần hoặc toàn bộ văn bản (nếu ngắn); 2. Đánh giá kỹ năng đọc hiểu văn bản; 3. Liên hệ đến một vấn đề xã hội từ văn bản để yêu cầu thí sinh viết đoạn văn; 4. Nghị luận về một khía cạnh trọng tâm của văn bản.

Theo Thanhnien
 
Từ khóa
văn học
1K
2
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top