Viết về Vốn sống & Chất sống của các nhà văn

Viết về Vốn sống & Chất sống của các nhà văn

Tại sao Vốn sống tạo nên nội dung phản ánh

+ VH mô phỏng lại chiều dài của lịch sử, hiện thực xã hội cách chúng ta hàng nghìn năm

VD : “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

=> Bình Ngô Đại Cáo của ức trai chính đã mô phỏng lại thời kì lịch sử đầy khắc nghiệt của nhân dân ta. Đó là khi quân giặc Mông Nguyên đánh chiếm, bóc lột, vùi dập, thậm chí là đẩy con người vô tội vào cảnh lầm than, tan nát, là một nguồn cơn cho công cuộc bùng nổ khởi nghĩa Lam Sơn sau này. Cái hiện thực ấy đã cách xa thời đại chúng ta mấy mươi thế kỷ mà như hiển hiện lên trước mắt với sự tang tóc, đau thương khốn cùng.

+ VH mô phỏng lại chiều dài của địa lý, hiện thực xã hội cách chúng ta hàng nghìn đại dương

VD : Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều

=> Ấy
là chiều dài về không gian (ngõ sau, quê mẹ), chiều dài về địa lí từ nhà chồng đến về quê mẹ. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm.Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Vậy mà giờ đây, đứng ở quê người đất khách, đứng trông về nơi chôn rau cắt rốn mà lòng xót xa, nhớ thương, buồn bã không kể xiết

+ VH đem đến vốn hiểu biết về thế giới tự nhiên

VD : Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp => chính đã đem đến những hiểu biết sâu sắc về thế giới tự nhiên, về vạn vật, về mối quan hệ của con người với tạo hóa vô thường. Rằng đất mẹ là nơi sản sinh ra những giá trị con người, là cội nguồn nguyên sơ nhất của nhân loại mà khi họ trở về sẽ được chính mẹ thiên nhiên cảm hóa, khơi dậy những bản tính người. Đó còn là sự báo động cho việc đánh bắt, hủy hoại tự nhiên của con người. “ Con người sinh ra từ đất mẹ rồi cũng trở về với đất mẹ” mà thôi

+ VH đem đến vốn hiểu biết về đời sống xã hội

VD : Báu Vật của đời : Mạc Ngôn => Mở mang cho chúng ta hiểu biết về chính thời đại Trung Hoa lúc bấy giờ. “ Trung quốc như 1 cô công chúa già nua bị các chiến thần phương tây hãm hiếp để rồi sinh ra quái thai”. Những hủ tục hà khắc, thế giới của trọng nam khinh nữ, đàn bà bị coi thường như một món đồ hoặc là duy trì nòi giống, hoặc là thỏa mãn những nhu cầu dục vọng bản năng của loài người hoặc là để chịu những trận đòn roi đau đớn

+ VH đem đến vốn hiểu biết về thế giới nội tâm bên trong con người

VD : Sợi Tóc - Thạch Lam : Câu chuyện của Thạch Lam chính đã phản ánh cái thực tại bên trong tâm hồn con người. Một cuộc chiến của cái thiện và cái ác sẽ luôn luôn diễn ra, một sự xung đột giữa những lựa chọn làm người có lương tâm hay trở thành kẻ tham lam, cướp của sẽ đau đáu còn đó mà giằng xé nhân loại. Sự thay đổi sâu sắc bên trong tâm hồn Thành hệt bao tấm lòng con người độc giả khác, họ cũng hoang mang, cũng đứng trên bờ vực mong manh như sợi tóc của những lựa chọn

+ Thông qua những chuyến đi thực nghiệm, nhà văn tích lũy cảm hứng, đề tài, ngôn ngữ

\VD : Chẳng phải Nguyễn Tuân có một chuyến đi thực tế ròng rã mấy tháng trời trên vùng núi Tây Bắc, sống với con người nơi đây, thả hồn mình hòa với hồn nước non thì mới mới đủ sức đủ những hứng cảm, nhiệt huyết viết nên con sông đà kỳ vĩ đến thế trong tác phẩm “ Người Lái đò sông Đà” đấy thôi? Nhà văn nhất định nên phải có cho mình một vốn sống phong phú thông qua trải nghiệm của bản thân mình nơi thực tại, để mà chiêm nghiệm, mà thấu thị

+ Thông qua học hỏi từ sách vở, kế thừa từ những người đi trước

VD: Nếu không có Truyện Kiều sẽ không có U tình lục, và bởi có Truyện Kiều - Nguyễn Du nên mới có U tình lục - Hồ Biểu Chánh. Từ cốt truyện U tình lục được xây dựng dựa trên mô hình gặp gỡ - tai biến - tái hợp – mô hình phổ biến nhất của loại truyện tài tử - giai nhân thường được mô tả trong thể loại truyện Nôm - những gì mà Nguyễn Du đã từng làm cho đứa con của mình.. Cho đến hình tượng nhân vật - người ta vẫn thấy cô Kiều trong Cúc hương, cảnh và người, nhiều chi tiết được Hồ Văn Trung sử dụng bút pháp ước lệ: “Vườn xuân liễu ủ hoa màu/Mây tần biến sắc đổi màu chỉn ghê”. Hay là thái độ chủ động đón nhận tình yêu, đến với tình yêu của hai người yêu nhau và mang dáng dấp của Kim Trọng, Thúy Kiều. Tất cả đều mang đến những giá trị nhân văn cao cả, vừa là kế thừa văn hóa, văn học dân tộc, vừa là tiếp biến sáng tạo từ “ quá khứ” rồi sản sinh ra hiện tại.

+ Chiều sâu trong tư tưởng về nhân sinh

VD: Không có vua - Nguyễn Huy Thiệp => Thế giới nhân sinh mà Nguyễn Huy Thiệp đi vào đã làm sáng tỏ nên thực tại thời bấy giờ. Ấy là sự phê phán mãnh liệt khi đồng tiền lên ngôi, kinh tế thị trường gia tăng, con người tồn tại không có tôn ti trật tự dẫn đến sự băng hoại về đạo đức, phẩm cách. Ấy là cái nhìn đa chiều về bản chất của nhân loại, tốt xấu lẫn lộn, những điều đáng ruồng bỏ luôn ẩn nấp dưới lớp vỏ hào nhoáng. Ấy còn là một sự cảnh báo, sự cảnh báo mạnh mẽ về thế giới đang trên đà băng hoại, rỉ mòn dần bản tính người, chấp nhận cho cái bản năng sinh vật phát triển và rồi đánh mất giá trị của bản thân mình. Sự sắc bén trong tư tưởng, phản tỉnh trên từng trang giấy mang đến nhận thức có tính giáo dục vô cùng cao đối với độc giả, đủ để minh chứng cho một tư tưởng nhân sinh mang tầm kích xã hội rộng lớn

+ Chiều sâu trong quan niệm về cái đẹp

VD : Cái đẹp không xuất phát từ những điều vĩ mô, cao quý, những điều mang tính chất “ cành vàng thước ngọc” mà với Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời, cái đẹp luôn hiển hiện trong quá khứ dĩ vãng, trong sự mờ nhòe của một thời đã qua. Ông gợi dậy cái lý tưởng thẩm mĩ, ông khai phá nên vẻ đẹp nơi thứ với con người tưởng chừng chẳng là gì, thậm chí là nhạt nhẽo vô cùng. Những cảnh cho chữ, gội đầu, pha trà cho đến chém đầu người đều được đặc tả lại trên cái đẹp váng vất u uất, duy mĩ và hoài vọng. Cái đẹp theo ông phải được khởi phát từ tài năng và định vị ở thiên lương trong chính mỗi con người và để cảm nhận được nó ta phải cảm bằng tâm, bằng sự tương thông và cả sự trân trọng đặc biệt. Dẫu là trong quá khứ, nơi thực tại hay ở tương lai, cái đẹp luôn hiện diện và sinh tồn cùng loài người

+ Chiều sâu trong tư tưởng về nghệ thuật

VD: Với Nam Cao trong Đời Thừa, nghệ thuật của ông trên trang văn chính đã mang những chiều kích rộng lớn về thứ văn chương chân chính. “ Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.'' Nó được xem như một quy chuẩn cho công cuộc sáng tác nghệ thuật đầy nghiệt ngã của mọi kẻ sĩ trên thế gian

+ Tình cảm của không hời hợt mà đạt đến độ mãnh liệt, bằng cách nếm trải, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác

VD: Tại sao Chí Phèo bên cạnh việc lên án xã hội ăn thịt người ấy còn xuất hiện cả tình thương, sự đồng cảm, thấu thị, cả khát khao làm người lương thiện? Tại sao Nam Cao lại được mệnh danh là như một phích nước nóng “ trong ấm thì ngoài lạnh” ? Bởi vốn tình cảm của ông dành cho Chí không nhạt nhòa, không khinh khi mà nếm trải, mà đặt cả trái tim mình vào đấy để nỗ lực khám phá ra bản tính thiên lương. Thậm chí, khi viết cảnh Chí Phèo chết đi, ông đã bật khóc như một đứa trẻ mà thốt lên “ Hắn ta chết rồi”. Thương cho một số phận người, một dân tộc người và là cả một đất nước mình. Kẻ muốn làm người thiện thì không thể làm người lương thiện. Mà kẻ không xứng đáng được hạnh phúc thì lại dễ dàng hưởng cái đặc ân ấy. Oái oăm thay cho con người lúc bấy giờ

+ Tình cảm ko nhất thời mà trở thành tình cảm mang tính quan niệm, bằng cách suy tư, nghiệm sinh, tư duy từ hiện tượng đến bản chất

VD: Tình cảm của Lỗ Tấn dành cho nhân dân Trung Hoa không phải là nhất thời mà đã vươn lên thành thứ tình cảm mang tính quan niệm, mang tính nhân loại sâu sắc. Nếu không mãnh liệt thì làm sao có thể hiện diện như một bức tường thành lớn lao , như một cây đại cổ thụ lớn trên văn đàn Trung Hoa nói riêng và thế giới nói chúng được tôn thờ, được vinh danh? Nếu chỉ là tình cảm đơn thuần thì làm sao con người ấy, nhân cách ấy có thể từ bỏ nghề thầy thuốc của mình sau khi nhận ra thực tại về hiện tượng của xã hội bấy giờ không phải là sức khỏe đơn thuần mà là sức khỏe của tinh thần, của tâm hồn người. Rằng thứ thuốc cần thiết nhất ngay lúc này là sự phản tỉnh về căn bệnh trầm kha, ảo tưởng về chính mình hay phép thắng lợi tinh thần AQ nơi những con người mê muội. Càng yêu nhân dân đằm thắm bao nhiêu,Lỗ Tấn càng nỗ lực thay đổi, chiêm nghiệm, tư duy và nhận ra bản chất đời sống một cách sắc bén bấy nhiêu
 
514
4
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top