Thông Báo Bầu chọn tác phẩm chung cuộc cuộc thi viết chủ đề NHÀ (trang 2)

Thông Báo  Bầu chọn tác phẩm chung cuộc cuộc thi viết chủ đề NHÀ (trang 2)

Tác phẩm nào xứng đáng đạt giải nhất trong lòng bạn?


  • Số thành viên bình chọn
    20
  • Poll closed .
Bầu chọn tác phẩm chung cuộc cuộc thi viết chủ đề NHÀ
TRANG 1 BẦU CHỌN

chung ket cuoc thi nha.gif

  1. Một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời – Cỏ phong sương (tản văn)
  2. Cây xoài mùa lá rụng – Tấn Huy (tản văn)
  3. Thương cánh chim trời – Minh Phong (Truyện ngắn)
  4. Ngày trở về nhà- Dâu tây (thơ)
  5. Cà phê ông Sửu – chút vương vấn giữa lòng cố đô – Kì Phong (ký)
  6. Khoảng trời của trẻ con – Minh Nguyên (truyện ngắn)
  7. Lối về am cũ – Cỏ phong sương (tản văn)
  8. Giấc mơ có mẹ – Minh Phong (Truyện ngắn)
  9. Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi – Gió (Thơ)
  10. Những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi –Minh Nguyên (thơ)
  11. Ngay dưới hiên nhà - Trần Hàn (Truyện ngắn)
  12. Đứa con – Trần Hàn (Truyện ngắn)
  13. Ung thư – Minh Nguyên (truyện ngắn)
  14. Tăm cá – Kì Phong (Truyện ngắn)
  15. Chuyện về những chiếc đèn – Linh Ann (Truyện ngắn)
Sau khi thu gọn danh sách này, BTC cuộc thi viết theo chủ đề "nhà" chọn ra 15 tác phẩm lọt vào chung kết, các tác giả được phép sửa các lỗi sai về chính tả, câu, ý trong bài để các bạn đọc cảm nhận được bài viết ở trạng thái tốt nhất.

Bạn đọc của Văn học trẻ sẽ đọc và cảm nhận 15 tác phẩm này, chọn ra những bài viết yêu thích nhất của các bạn. Các bạn bình chọn, bình luận ngay dưới topic nhé. Ý kiến của độc giả sẽ được chúng tôi tham khảo làm tiêu chí đánh giá bài thi ở khả năng tiếp cận với bạn đọc, với đời sống tác phẩm "Một tác phẩm văn học chỉ có đời sống khi được tiếp nhận" - đây cũng là tiêu chí khi BTC cuộc thi tạo ra cả giải thưởng cho bạn đọc.

Đánh giá giải dựa trên những phản hồi tích cực về tác phẩm ở bình luận dưới topic, bài viết cảm nhận, bình luận trên fanpage, Văn học trẻ sẽ tổng hợp ý kiến của độc giả ở mọi "mặt trận" để xét trao giải. Do vậy, công lao của bạn đọc (có thể do người viết kêu gọi, điều này là được phép) rất quan trọng. Sẽ có giải thưởng hấp dẫn dành cho cả bạn đọc thông thái. Vòng bầu chọn chung kết cuộc thi bắt đầu từ hôm nay tới hết ngày 4/10 . Mong tất cả mọi người sẽ đón nhận tích cực để giúp đỡ BGK chọn lựa.
 
Từ khóa Từ khóa
chung cuộc cuộc thi cuộc thi viết chủ đề nhà giấc mơ có mẹ mot tram nam ngon co hoa may troi tăm cá ung thư
2K
7
7
Trả lời
Tôi chọn Những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi của Minh Nguyên. Bởi vì bạn đã làm tôi khóc. Bạn viết hộ những đứa con mất bố như tôi nỗi niềm dành cho đấng sinh thành. Nếu thời gian có quay trở lại tôi ước gì mình đủ dũng cảm, yêu thương và bao dung để nói với bố tôi rằng: bố ơi! Con yêu bố! Con tự hào được làm con của bố. Khi tôi đọc bài thơ của bạn có những lúc trái tim tôi se sắt " trăm ngàn người chẳng có bố của con" bài thơ như một hồi chuông làm thức tỉnh những người con đang còn bố còn mẹ hãy yêu thương và hiếu thảo với bố mẹ khi còn chưa quá muộn. Đừng để đến khi mất đi rồi mới nghẹn ngào giá như...
 
Tôi chọn thêm " một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời" nữa. Tôi cảm nhận sự tĩnh tâm của một vị chân tu trong từng câu chữ mà Cỏ Phong Sương gửi gắm. Tản văn của Cỏ như một hồ nước trong lành thoảng vị hồng sen để tôi tịnh tâm và gột rửa bụi trần. Cỏ đã làm rất tốt vai trò của một người ảnh hưởng khi từ tản văn của Cỏ một số bạn văn khác đã mượn khung sườn sáng tác để làm thành tác phẩm của mình. Quan trọng hơn nữa từ sáng tác của Cỏ tôi nhận ra bao lâu nay tôi đã nhầm lẫn về các bậc tu hành. Tôi cứ nghĩ rằng khi họ bước chân vào cửa Phật là họ đã rũ sạch tình cảm hồng trần nhưng hóa ra trong sâu thẳm họ vẫn là con người biết yêu quê hương đất nước, biết hiếu kính với mẹ cha và thiết tha trước số phận con người. Chỉ là họ tĩnh tâm hơn lặng lẽ hơn người thường mà thôiTôi chọn thêm " một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời" nữa. Tôi cảm nhận sự tĩnh tâm của một vị chân tu trong từng câu chữ mà Cỏ Phong Sương gửi gắm. Tản văn của Cỏ như một hồ nước trong lành thoảng vị hồng sen để tôi tịnh tâm và gột rửa bụi trần. Cỏ đã làm rất tốt vai trò của một người ảnh hưởng khi từ tản văn của Cỏ một số bạn văn khác đã mượn khung sườn sáng tác để làm thành tác phẩm của mình. Quan trọng hơn nữa từ sáng tác của Cỏ tôi nhận ra bao lâu nay tôi đã nhầm lẫn về các bậc tu hành. Tôi cứ nghĩ rằng khi họ bước chân vào cửa Phật là họ đã rũ sạch tình cảm hồng trần nhưng hóa ra trong sâu thẳm họ vẫn là con người biết yêu quê hương đất nước, biết hiếu kính với mẹ cha và thiết tha trước số phận con người. Chỉ là họ tĩnh tâm hơn lặng lẽ hơn người thường mà thôi
 
Về bút ký, Kỳ Phong thật sự là người quan sát rất "tinh" trong "Cà phê ông Sửu - chút vấn vương giữa lòng cố đô". Trong tác phẩm, Kỳ Phong ghi chép lại về quán cà phê giữa đất Huế với nhịp sống thường nhật của nó, của cả những vị khách ghé quán. Họ là rất nhiều kiểu người trong xã hội, đủ mọi ngành nghề, đủ mọi tầng lớp. Kỳ Phong cho thấy cái “đời thường” được tái hiện chân thực qua từng câu chữ. Cùng với đó, bạn khéo léo đưa suy tư, cảm xúc của chính mình đối với cuộc sống, với Huế, với cà phê ông Sửu. Mình vote cho Kỳ Phong với tác phẩm này.
 
Hôm nay mình dành thời gian đọc lại tất cả các tác phẩm dự thi. Một sự lựa chọn khó khăn với mình khi tác phẩm nào cũng có cái hay riêng. Nếu như được phân loại ra để bình chọn thì có lẽ dễ dàng hơn cho độc giả. Về truyện ngắn, sau khi một lần nữa đọc lại mình thích hai tác phẩm: 1. Thương cánh chim trời - Minh Phong, 2. Ngay dưới hiên nhà - Trần Hàn. Mỗi một người có lối viết riêng. Xét về chỉnh thể trọn vẹn hơn thì Minh Phong thực sự tốt ở truyện ngắn này. Nhưng nếu để cảm nhận thì sau khi đọc "Ngay dưới hiên nhà" mình lại day dứt hơn rất nhiều. Vậy nên, sau một hồi quyết định mình dành cả hai phiếu cho hai tác phẩm.
 
Xin được dành phiếu bầu duy nhất cho "Thương cánh chim trời" của Minh Phong.
Nói thật lòng, mình không đánh giá cao những tác phẩm viết về con người của Minh Phong, vì theo đánh giá của mình thì Minh Phong viết những tác phẩm đó không đủ chỉn chu. Nhưng khi Minh Phong viết về "con cò", thì khác. Từ ngữ và lối diễn đạt đơn giản, vừa đủ để truyền tải cảm xúc và ý nghĩa nhân văn, cùng với thông điệp của "nhà" rất sâu sắc.
Minh Phong trong mắt mình vẫn luôn có thế mạnh trong việc khai thác góc nhìn và chi tiết câu chuyện. Trong "Thương cánh chim trời" cũng vậy. Sử dụng một góc nhìn khác, một câu chuyện khác, khá đặc biệt so với những tác phẩm trong cùng cuộc thi.
 
Sau khi đã đọc qua các tác phẩm vào vòng chung kết, tôi tâm đắc nhất tản văn “Một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời” của tác giả Cỏ Phong Sương. Đây là tác phẩm hay về nội dung và hình thức.

Về nội dung, tản văn có tính giáo dục, nêu bật quãng đời của tác giả từ thuở ấu thơ sống miền thôn dã với bao kỷ niệm cùng bạn bè. Sau đó tác giả vào cô nhi viện sống quãng đời buồn vì thiếu thốn tình thương. Cuối cùng tác giả chọn con đường đi của đời mình. Một người chọn con đường tu hành giúp cho mình ngày càng hoàn thiện hơn về đạo đức đáng cho chúng ta ngưỡng mộ. Một tản văn không cần kịch tính cao có thể làm cho người ta rơi lệ khi đọc nhưng nó êm ái và đọc nhiều lần ta thấy tạo cho mình cảm xúc dâng trào.

Về hình thức, tác giả viết văn rất trau chuốc, bóng bẩy. Những câu văn quá hay và càng đọc càng thích. Như đoạn này “Con sông quê yên bình bỗng chốc trở nên náo nhiệt khi bọn con gái cổ vũ, reo hò cho những đứa con trai tinh nghịch lộn nhào những vòng santo đủ kiểu trước khi vươn những cánh tay dài sải mình trên sóng nước. Chúng tôi thi nhau ngụp lặn và mất hút dưới lòng sông tươi mát, mặc kệ tiếng gọi vang dội cả khúc sông của những ông bố bà mẹ với chiếc roi dài và to tổ bố, hứa hẹn những trận đòn nảy lửa”. Đọc đoạn này ta thấy một bức tranh rất sinh động trước mắt mình. Chính tác giả là người đã từng sống những năm tháng tuổi thơ ở thôn quê mới viết rất hay những đoạn như “Chơi chán thì rủ nhau đi đào trộm củ sắn củ khoai... Chỉ một lúc thôi là mặt đứa nào cũng đen nhẻm và lem luốc với củ khoai hay bắp ngô nướng vội, tiếng cười trong trẻo rộn vang đan vào những lọn tóc đã ướt nhẹm, bết đầy bụi đất lẫn mồ hôi”. Những ký ức tuổi thơ quá hồn nhiên, đó là những kỷ niệm rất đẹp mà suốt đời chúng ta khó mà quên được.

Độc đáo ở đoạn văn viết về những ngày thơ ấu, tác giả có bố cục hợp lý. Trình tự của một ngày, từ buổi trưa “Có những trưa hè nắng như thiêu như đốt, tôi chân đất đầu trần, nghe tiếng í ới gọi nhau sau rặng tre mà trốn mẹ trốn cha rong chơi cùng lũ bạn…” buổi chiều được diễn tả “Khói cơm chiều bảng lảng trên mái rạ…” và cuối cùng là buổi tối “Sau bữa cơm tối, tôi nằm trên chiếc võng đung đưa để nghe bà kể chuyện…”. Thời gian biểu trong một ngày cứ trôi qua như một đời người lặng lẽ đi qua từ ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Tất cả tạo nên một bức tranh hoàn hảo về không gian, về thời gian…Khi chợt nhớ lại thì thời gian trôi quá nhanh để tác giả có những giây phút lắng đọng về ký ức của cuộc đời mình.

Những tưởng tác giả sẽ có tuổi thơ êm đềm. Sóng gió cuộc đời đã đến ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Tôi rất xúc động khi đọc đoạn này : “Tôi chỉ được ở bên mẹ ngót nghét những tháng năm của tuổi thơ khờ khạo, đến khi chập chững lên mười cũng là lúc mẹ đi bước nữa, tôi rời nhà vào cô nhi viện, cứ thế rồi đằng đẵng xa quê cho tới tận bây giờ”. Quả thật, còn gì đau khổ hơn khi một đứa bé mới lên mười bị mất đi vòng tay yêu thương của mẹ hiền. Cay đắng nhất là người mẹ đã bỏ con để bước thêm bước nữa. Vậy là đứa con thơ chịu mồ côi khi mẹ vẫn còn hiện hữu trên đời.

Sau nhiều năm xa quê, người con về quê hương mà lòng bùi ngùi đau xót khi nhớ về kỷ niệm xưa. Những ngày còn mẹ, rồi mất mẹ. Nỗi đau cứ chồng chất làm cho cõi lòng tác giả đau đớn. Tác giả viết đoạn này rất hay “Như gốc cây khô bị người tiều phu đốn ngã, tôi bần thần tựa mình vào hàng cau trước cổng, nơi từng ngóng mẹ đi làm đồng về cuối mỗi buổi chiều hôm. Mẹ tất bật lo toan cơm áo gạo tiền chỉ để cuối chiều nhìn thấy nụ cười ấm trên môi của đứa con thơ vẫn còn ngờ nghệch” Sự so sánh cuộc đời mình như gốc cây khô giúp cho ta hiểu bao tháng ngày qua, tác giả đã sống trong những ngày đau đớn tột cùng, trái tim cũng trở nên khô cằn chai sạn bởi sóng gió cuộc đời vùi dập. Với ý chí và bản lĩnh, tác giả vẫn không gục ngã mà vẫn tiếp bước trên đoạn đường đời ý nghĩa đó là chọn nghiệp tu hành để sống những ngày cuối đời bình thản hơn, trong sáng hơn hướng theo con đường chân, thiện, mỹ.

Một tản văn với lời văn bóng bẩy trau chuốt. Mỗi từ, mỗi câu chứa đựng ý nghĩa thâm thúy mà đọc kỹ thì chúng ta mới hiểu được ý của tác giả. Ngay cả tựa đề “Một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời” cũng rất thâm thúy. Tác giả với cuộc đời gặp nhiều truân chuyên đã xem mình như ngọn cỏ, nhưng ngọn cỏ ấy cứ cố gắng vươn lên để hóa mây trời. Một bậc tu hành chân chính luôn là người được nhiều người kính trọng. Họ là những áng mây trời chói sáng về mẫu người đạo đức mà mọi người cần học hỏi và noi theo. Rất cảm ơn tác giả Cỏ Phong Sương đã sáng tác tản văn này. Mỗi tản văn của cô như một bài học về nhân sinh quan. Kính chúc cô sức khỏe và có nhiều tác phẩm hay hơn trong thời gian tới. Kính chúc cuộc thi “Nhà” của Văn học Trẻ thành công tốt đẹp./.



NGUYỄN THANH DŨNG
 
Mình dành một vote cho tác giả Linh Ann với truyện ngắn "Chuyện về những chiếc đèn". Dĩ nhiên, những tác phẩm lọt vào vòng chung kết đều xứng đáng và mình không có ý kiến gì thêm. Tuy nhiên, ít nhất về một điều gì đó đọng lại, "những chiếc đèn" của Linh Ann vẫn tạo cho mình một ấn tượng đẹp.

Như mình đã từng nhận xét ở tuần thi "Nhà", hệ thống nhân vật truyện được tác giả xây dựng với hình ảnh những chiếc đèn mang đầy đủ nghĩ suy, lời ăn tiếng nói và tính cách rất gần gũi với con người. Điều tinh tế của tác giả là nghệ thuật nhân hóa được lồng ghép rất mượt mà. Hai thế giới song song nhau : những con người và những chiếc đèn được xây dựng khá hợp lý. Một mặt, xã hội loài người vẫn cứ vận hành như lẽ thường trong đêm trung thu. Một mặt, thế giới của những chiếc đèn được mô tả đặc sắc qua câu chuyện giữa các nhân vật : Ông Sao, Bươm Bướm, Siêu Nhân...

Văn phong của Linh Ann mang hơi hướng trẻ con nhưng lại vô cùng điềm tĩnh, ý nhị trong câu chữ. Giọng văn trầm tĩnh, nhẹ nhàng, mô tả một mẩu chuyện đồng thoại nhưng đan cài khá nhiều ẩn dụ trong nội hàm văn bản. Mình đã từng giải phẫu khá sâu truyện này và có những bất đồng trong quan điểm nhận xét của BGK. Nhật vật trung tâm - đèn Ông Sao - là đại diện cho lớp người cũ trong xã hội, những con người của thế hệ trước, lạc lõng và trơ trọi giữa guồng quay đa sắc màu của xã hội hiện đại. Giá trị truyền thống đổ vỡ trước nhu cầu đổi mới, chạy theo giá trị vật chất phù phiếm của con người. Tuy nhiên, nhiều người vô tình hay cố ý quên rằng, đèn ông sao vẫn là hình ảnh quen thuộc nhất mỗi khi nhắc đến Tết Trung thu. Trong những câu hát của thiếu nhi, chiếc đèn ông sao là kí ức tuổi thơ êm đềm, ấm áp của biết bao thế hệ người Việt. Những giá trị mới dù hào nhoáng, lung linh nhưng chỉ là niềm vui thoáng chốc. Thời thế đổi thay liên tục, chẳng có gì là mãi mãi. Chi tiết chiếc đèn Bươm Bướm bị cô chủ bỏ rơi ở cuối truyện là minh chứng cho điều này. “Vết rách” của Bươm Bướm là một sự lặp lại có chủ ý của tác giả khi sánh chiếu với “vết rách” của Ông Sao đầu truyện. Nó là ẩn dụ nhấn mạnh cho thông điệp “vô thường” của cuộc đời. Tất cả mọi giá trị, dù vô hình hay hữu hình, cuối cùng rồi sẽ bị quên lãng theo thời gian. Điều cốt yếu là sự hiện hữu của chúng ta mang lại cảm xúc, ý nghĩa tinh thần và tồn tại như thế nào trong tâm hồn của mọi người.

Với cá nhân mình, mỗi tác phẩm văn học là một công trình. Nó được xây dựng bằng nhiều thứ, hòa trộn một cách có ý đồ để truyền tải thông điệp mà người viết muốn hướng đến. Cách xây dựng văn bản của Linh Ann đôi khi có một số chỗ mơ hồ nhưng tính kỷ luật câu chữ chắc chắn. Với "Câu chuyện về những chiếc đèn", tác giả đã bước thêm một bước nữa trên con đường "đồng thoại" của mình. Truyện đồng thoại đa số, hay nói cách khác là tất cả đều sử dụng biện pháp nhân hóa. Tuy nhiên, nhân hóa trong các truyện đồng thoại phải được sử dụng và xử lý ở mức cao tay, chuyển tải linh hồn nhân vật bằng chính việc hóa thân vào nó. Và ở điều này, mình nghĩ Linh Ann đã làm tốt hay ít nhất là tiệm cận.

Cảm ơn tác giả về một truyện đồng thoại hay, đa tầng nghĩa và nhiều bài học thú vị. Chúc bạn ngày một vững chắc tay bút để "múa" thêm nhiều truyện đồng thoại khác :D Chúc "Nhà" của VHT thành công tốt đẹp!
 
Sửa lần cuối:

Đang có mặt