Hướng dẫn Phân tích hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ Phùng

Hướng dẫn Phân tích hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ Phùng

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Trong phần đầu đoạn trích “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu tả hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Khi nhìn thấy chiếc thuyền ở ngoài khơi xa, Phùng “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi chiếc thuyền lại gần bờ, Phùng đã chứng kiến cảnh lão đàn ông hùng hổ đánh vợ, khiến anh “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” và “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.

Phân tích hai trạng thái cảm xúc trên của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Từ đó làm rõ quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:​

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

* Phân tích trạng thái cảm xúc thứ nhất của nhân vật Phùng
: tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

+ Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc: Phùng - sau nhiều lần phục kích - bắt gặp hình ảnh một chiếc thuyền ngoài xa tạo hình cùng với thiên nhiên tạo nên một cảnh đắt trời cho”:

- Cảnh rất huyền ảo ( bầu sương mù trắng như sữa, tinh khôi, tinh khiết - màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào), vừa tĩnh tại ( im phăng phắc), vừa sống động ( ngời lớn, trẻ con trên chiếc mui khum ..... hướng mặt vào bờ).

- Màu sắc, đường nét, bố cục đều hài hoà “vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích” -vẻ đẹp của “một bức tranh bằng mực Tàu của một danh hoạ thời cổ”.

=> Một cảnh tượng tuyệt đẹp, một bức họa diệu kỳ của thiên nhiên và cuộc sống, là “quà tặng quý hiếm của tạo hoá”.

+ Cảm xúc của Phùng:

- Tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”: Sự xúc động, niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo.

- Đây là những rung động mãnh liệt của người nghệ sỹ chân chính khi khám phá ra cái đẹp.

- Bắt gặp cái đẹp, nghệ sỹ thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa trở nên trong trẻo, tinh khôi.

:bp:Phát hiện thứ nhất của nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng ẩn chứa quan niệm của Nguyễn Minh Chây về nghệ sỹ, cái đẹp:

+ Cái đẹp nghệ thuật: tự nhiên “đắt giá, làm rung động lòng người.

+ Người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời.

* Phân tích trạng thái cảm xúc thứ hai của nhân vật Phùng: kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” và “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.

+ Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc : lúc chiếc thuyền lại gần bờ,Phùng đã chứng kiến cảnh một cảnh đối lập với vẻ lãng mạn của khung cảnh thiên nhiên: lão đàn ông hùng hổ đánh vợ thô bạo, đứa con bảo vệ mẹ, đánh bố. Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục, không chống trả, không kêu van, không bỏ chạy.

+ Cảm xúc của Phùng:

- Kinh ngạc vì không ngờ đằng sau cái đẹp là cái xấu, cái tận thiện là cái ác, đằng sau những thước phim huyền diệu là cuộc sống sót xa, là cái ngang trái,bi kịch trong gia đình thuyền chài.

- Hành động: Vứt chiếc máy ảnh, chạy tới...là hành động của người yêu lẽ phải, ghét sự bất công, trái tim nhạy cảm, dễ rung động trước những cuộc đời bất hạnh.

:bp:Phùng không chỉ là một người nghệ sĩ có niềm đam mê nghệ thuật mà anh còn là một người có lòng nhân ái, giàu tình yêu thương.

- Quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống:

+ Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật.

+ Chiếc thuyền nghệ thuật thì ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyện ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần.

+ Khát vọng tìm đến cái đẹp để mong muốn làm cho con người đẹp lên là rất đáng quý nhưng không thể vì nghệ thuật mà quên đi cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời.

+ Người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để khám phá cuộc sống. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cải đẹp hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời.

- Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo: tình huống nhận thức mang ý nghĩa khám phá, phát hiện.

- Xây dựng hình ảnh, hình tượng vừa chân thực, vừa chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, nhiều tầng nghĩa.

- Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng => đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện...

* Đánh giá:

- Phùng là người có tâm hồn nhạy cảm tinh tế và là người nghệ sỹ tài năng, yêu nghề, sống có trách nhiệm

- Phùng thuộc loại nhân vật tư tưởng. Nhân vật thể hiện cái nhìn nhà văn Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật và mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Xem thêm:
- Tại sao nói bản thân cái đẹp chính là đạo đức?
- Bình giảng chiếc thuyền ngoài xa
 
Từ khóa
chiec thuyen ngoai xa hai phát hiện của phùng nghệ sĩ nhiếp ảnh phùng nguyen minh chau quan niệm của nghệ sĩ về cái đẹp
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top