Đề thi Tham khảo giữa kì 1, Văn học 9

Đề thi Tham khảo giữa kì 1, Văn học 9

FB_IMG_1665235694944.jpg


ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…
(Theo Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGDVN, 2013, trang 40)

a/ Xác định thành phần biệt lập và khởi ngữ trong câu sau: Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. (1,0 điểm)

b/ Em hiểu thế nào về câu nói: Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào… (0,5 điểm)

c/ Em có đồng tình với cách ứng xử của vị danh tướng trong câu chuyện trên không? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường của con người.

Câu 3 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích sau trong “Chị em Thúy Kiều”:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
-Hết-

GỢI Ý
Câu 1 (2,0 điểm)
a/ - Thành phần biệt lập (Thành phần gọi – đáp): thưa thầy
-Khởi ngữ: (với) thầy
b/ Câu nói: Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào… nhấn mạnh ghi nhận của vị danh tướng ngày nay, cũng chính là người học trò ngày xưa, về công ơn dạy dỗ lớn lao của người thầy. Qua đó, câu nói cũng cho chúng ta nhận ra thái độ biết ơn của người học trò dành cho thầy giáo của mình.
c/ - Em đồng tình với cách ứng xử của vị danh tướng trong câu chuyện trên.
-Bởi vì: điều đó đã thể hiện một ý thức và thái độ sống tốt đẹp của vị tướng khi đối diện với thầy học cũ của mình.
+ Hành động của ông cho thấy ông rất biết ơn người đã dạy dỗ khi mình còn đi học  cách ứng xử như vậy cũng đã làm sáng lên nhân cách của vị tướng.

Câu 2 (3,0 điểm)
*Hình thức: một bài văn ngắn, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
*Nội dung:
A. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu về đức tính khiêm nhường.
- Nêu nhận định khái quát về vấn đề: là một phẩm chất đáng quý, có tầm quan trọng trong việc rèn luyện nhân cách của con người,...
B. Thân bài:
1. Giải thích khái niệm:
- Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn, không dành cái hay, cái lợi về mình.
- Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người.
2. Bàn luận:
a. Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống:
- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
- Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ:
+Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà có thể tranh giành nhau, đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.
+Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.
b/ Vì sao cần phải khiêm nhường?
- Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.
- Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
- Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường thường được mọi người yêu quý, nể phục.
c/ Mở rộng, phản đề:
- Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn, coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác.
- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần tạo dựng và gìn giữ.
- Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
C. Kết bài:
- Khái quát, khẳng định trở lại về tầm quan trọng của việc rèn luyện đức tính khiêm nhường đối với con người.
- Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.

Câu 3 (5 điểm)
A. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm, giới thiệu đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều” viết về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều đặc biệt là sắc đẹp và tài năng của Kiều.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Qua mười hai câu thơ đặc sắc, tác giả Nguyễn Du đã gợi lên vẻ đẹp của nhân vật chính, thể hiện bút pháp tả người tài tình và một tình cảm thương mến đặc biệt mà thi nhân dành cho Thúy Kiều.
- Trích thơ.

B. Thân bài:
1/ Giới thiệu về đoạn trích:
- Vị trí, giá trị nội dung của đoạn trích, mười hai câu thơ tả Kiều.
1/ Khái quát về vẻ đẹp của nhân vật: Vẻ đẹp của Kiều được đặt trong tương quan với Thúy Vân  tác giả đã miêu tả sắc đẹp của Vân trước như một thủ pháp “đòn bẩy” để làm nổi bật lên vẻ đẹp của Kiều: “sắc sảo mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn”.
-Vẻ đẹp của Kiều được Nguyễn Du tái hiện trên hai phương diện: sắc đẹp ngoại hình và tài năng:

2/ Vẻ đẹp ngoại hình của Kiều:
- Thúy Kiều là hiện thân vẻ đẹp của nhan sắc: nhan sắc tuyệt mĩ, một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”:
+ Vẻ đẹp của Kiều ở đôi mắt "làn thu thủy": trong veo, êm dịu, đượm buồn như nước hồ mùa thu
+ Vẻ đẹp ở đôi mày "nét xuân sơn": như nét bút vẽ núi mùa xuân trong bức tranh thủy mặc.
=> Phép tu từ ẩn dụ, nghệ thuật lấy điểm tả diện: chỉ đặc tả đôi mắt, đôi mày nhưng đã làm hiện lên gương mặt của một trang giai nhân tuyệt mỹ.
- Nhan sắc của Kiều: đẹp như hoa, yểu điệu như liễu nhưng vẻ đẹp vượt trên vẻ đẹp thông thường => khiến trời đất "ghen", "hờn", thiên nhiên đố kị.
- Sắc đẹp của Kiều ví như sắc đẹp của người con gái khiến cho quân vương say đắm mà để quốc gia nghiêng ngả.
=> Kiều mang vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt mỹ, thế nhưng vẻ đẹp ấy khiến trời đất ghen tị => dự báo cuộc đời nhiều chông gai, trắc trở của nàng sau này.

3/ Vẻ đẹp tài năng của Kiều:
- Nhan sắc của Kiều sắc sảo là vậy nhưng tài năng của nàng còn tuyệt vời hơn.
- Tất cả tài năng của nàng đều được thiên phú, nàng am hiểu cả cầm - kỳ - thi - họa người con gái lý tưởng trong xã hội phong kiến "pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm".
- Kiều am hiểu mọi phương diện nghệ thuật nhưng nổi bật nhất là thi ca, “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương"  sáng tác khúc đàn bạc mệnh (khúc nhạc khiến ai cũng phải thương tâm, đau lòng).
=>Dự báo cuộc đời, vận mệnh của nàng như khúc đàn Bạc mệnh.

4/ Nhận xét chung:
- Vẻ đẹp nhan sắc cùng tài năng của Kiều đã ở mức tuyệt mỹ, khiến cho trời đất cũng phải ghen tị, đố kỵ báo hiệu cuộc đời khổ ải sau của nàng.
- Nghệ thuật lấy điểm tả diện, đòn bẩy, ước lệ được Nguyễn Du vận dụng để miêu tả vẻ đẹp tuyệt mỹ của Kiều  thể hiện ngòi bút tả người đặc biệt sắc sảo, tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du.

C/ Kết bài:
- Chốt ý, khẳng định vẻ đẹp nhan sắc, tâm hồn cùng tài năng của Kiều.
- Liên hệ, mở ý, bộc lộ xúc cảm của người viết.

-------

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
HOA HỒNG TẶNG MẸ
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng ba trăm ki lô mét. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - Nó nức nở - nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá hoa hồng đến hai đô la.
Anh mỉm cười và nói với nó :
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời :
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói :
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch ba trăm ki lô mét về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
(Theo Quà tặng của cuộc sống, NXB Trẻ, 2006)

a/ Chỉ ra thành phần biệt lập và gọi tên cụ thể của thành phần đó trong câu: Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - Nó nức nở - nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá hoa hồng đến hai đô la. (1,0 điểm)

b/ Em hiểu thế nào về chi tiết?:
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói :
- Đây là nhà của mẹ cháu. (0,5 điểm)

c/ Em có đồng tình với hành động của anh thanh niên trong chi tiết sau không? Vì sao?:
Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch ba trăm ki lô mét về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa. (0,5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo của con người.

Câu 3 (5,0 điểm)
Phân tích đoạn trích sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai biết mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)


GỢI Ý ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (2,0 điểm)
a/ - Thành phần biệt lập: nó nức nở
- Gọi tên thành phần biệt lập: thành phần phụ chú
b/ - Cách hiểu về chi tiết đó là:
+ Mẹ em bé vừa mới mất.
+ Em bé rất thương mẹ, xem ngôi mộ như nhà mới của mẹ => cảm nhận mẹ vẫn gần gũi bên mình.
c/ - Em đồng tình với chi tiết đó của câu chuyện.
- Có thể lý giải:
+ Chính tình yêu vô bờ của cô gái nhỏ với người mẹ đã khuất khiến người đàn ông trong câu chuyện hiểu được niềm hạnh phúc lớn lao của mình khi còn mẹ. Anh đã chọn cách đúng đắn hơn để thể hiện tình cảm của mình với mẹ: bày tỏ trực tiếp tình yêu của mình với mẹ khi còn cơ hội.
+ Lòng hiếu thảo, tình yêu với mẹ không đo bằng giá trị món quà mà bằng cách trao tặng và thái độ trao tặng.

Câu 2 (3,0 điểm)
*Hình thức: đoạn văn khoảng 10 -15 dòng, có cấu trúc cân đối, lập luận chặt chẽ.
*Nội dung: có các ý gợi như sau:
1/ Lòng hiếu thảo là gì?
-Lòng hiếu thảo có nghĩa là sự tôn trọng, kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời. Hiếu thảo vốn là ý tưởng trung tâm trong hệ thống đạo đức của Nho giáo.
2/ Biểu hiện của lòng hiếu thảo:
- Lòng hiếu thảo của con người không những được thể hiện trong thái độ, tình cảm mà còn được biểu hiện qua hành động cụ thể.
+ Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ. Họ luôn biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, họ hiếu thuận vâng lời, lắng nghe dạy bảo. Lúc cha mẹ ốm đau, già yếu, họ hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, họ thành tâm thờ cúng.
3/ Vì sao con người sống phải có lòng hiếu thảo?
- Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn. Họ luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này mà không cần đòi hỏi điều kiện gì ở chúng ta. Bởi thế, ta phải biết ơn những người đã sinh thành, dưỡng nuôi và giáo dục ta nên người.
- Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp: Biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, biết thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm. Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống.
- Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ. Hiếu thảo với cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ con cái. Có cho đi mới được nhận lại. Bởi đó là quy luật nhận quả trong cuộc sống này.
4/ Cần phải làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?
- Biết kính trọng ông bà, cha mẹ, biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi họ tuổi già sức yếu. Đó cũng là cách mỗi con người tự trau dồi nhân cách tốt đẹp, để trở thành niềm tự hào của gia đình.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ các bậc cha mẹ; nhận lãnh trách nhiệm thờ phụng tổ tiên chu toàn, vẹn tất.
- Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ cho ông bà, cha mẹ.
5/ Phê phán người có lối sống bất hiếu:
Trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.
6/ Bài học giáo dục:
- Sống phải có lòng hiếu thảo. Sống biết ơn ông bà, cha mẹ và các bậc sinh thành khác.
- Phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay. Mỗi hành vi biết ơn đều thể hiện một nét đẹp trong đời sống con người.

Câu 3 (5,0 điểm)
A/ Mở bài:
-Dẫn dắt ý tưởng, giới thiệu thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Giới thiệu cụ thể tám câu thơ trong đoạn trích trên  Trích thơ.
- Định hướng nghị luận.
B/ Thân bài:
I/ Khái quát nội dung tác phẩm và đoạn trích: Nhấn mạnh hoàn cảnh của Kiều ở lầu Ngưng Bích.
II/ Phân tích tám câu thơ tiếp - Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều:
1/ Nỗi nhớ Kim Trọng:
-Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, chịu thiệt thòi nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
+ Từ “tưởng” là cách sử dụng từ ngữ đặc sắc. Nguyễn Du không dùng chữ “nhớ” mà dùng chữ “tưởng”. “Tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu, vừa là nghĩ tới người mình nhớ nhung.
+ Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.
+ Nàng liên tưởng đến thân phận “bên trời góc biển bơ vơ” của mình. Kiều băn khoăn tự hỏi: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?”
 Lưu ý: Phép tu từ ẩn dụ “Tấm son”: *Câu thơ muốn nói tới tấm lòng son của Kiều, tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ, nguôi quên dù cho có gặp nhiều trắc trở trong đường đời.
*Câu thơ còn gợi ra một cách hiểu thêm: Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị những kẻ như Tú Bà, Mã Giám Sinh làm cho dập vùi, hoen ố, biết bao giờ mới gột rửa được?
 Trong bi kịch tình yêu, Thúy Kiều có cả nỗi đau về nhân phẩm.
2/ Nỗi nhớ cha mẹ:
+ Chữ “xót” diễn tả tấm lòng Kiều dành cho những người sinh ra mình  thể hiện xót xa, lo âu:
- Lo lắng, xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần, chăm sóc.
- Lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.
- Xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yếu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng.
-> Tác giả đã sử dụng các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa” và các điển tích, điển cố “sân Lai, gốc Tử”để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.
 Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu (nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ).
- Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ. Kiều là một người thủy chung hiếu nghĩa, đáng trân trọng.
III/ Nhận xét chung về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du.
C/ Kết bài:
-Chốt ý, khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích.
- Liên hệ, mở ý, định hướng.



ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ
Nhà, một tiếng gọi thân thương với rất nhiều tình yêu và sự quan tâm, chia sẻ. Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống.
Sau bao nhiêu khát vọng bay nhảy của tuổi trẻ, những biến cố cuộc sống giúp chúng con càng thêm yêu và trân quý sự thiêng liêng, ấm áp của hai tiếng “Gia đình”, “Tổ quốc” và sự biết ơn dành cho những người đã yêu thương chúng con vô điều kiện.
(Con đã về nhà, Tăng Quang, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2020, tr. 71)
Thực hiện các yêu cầu:
a/ Chỉ ra thành phần phụ chú trong câu văn sau:
Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái Nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống.
b/ Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng nào?
c/ “Hai tuần cách ly” gợi nhắc đến những ngày cả nước phòng chống đại dịch COVID-19. Trong biến cố ấy, việc tốt nào của người Việt Nam để lại ấn tượng nhất trong em? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm):
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự biết ơn.
Câu 3: (5,0 điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
(...)
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. Từ đó liên hệ với một tác phẩm khác hoặc với thực tế cuộc sống để thấy được tình yêu, sự gắn bó của con người Việt Nam với biển quê hương.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ 3
Câu 1:
a/ Thành phần phụ chú: "nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống".
b/ Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng: gia đình, Tổ quốc và những người đã yêu thương tác giả vô điều kiện
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Dẫn dắt và khái quát nội dung hai khổ thơ cần phân tích
II. Thân bài
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi
- Khúc tráng ca lao động được mở đầu bằng cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn đang buông xuống
+ Một khung cảnh thiên nhiên biển cả lúc hoàng hôn rất đẹp, rất nên thơ, kì vĩ, tráng lệ làm nền cho đoàn thuyền đưa con người lên đường ra chinh phục biển cả:
+ Biển bao la trở nên gần gũi, hiền hòa trong sự liên tưởng rất thú vị: Sóng đã cài then đêm sập cửa. Biển như một ngôi nhà chung rộng lớn mà màn đêm đang buông xuống chính là cánh cửa khổng lồ, còn những lượn sóng là những chiếc then cài. Phép nhân hóa làm cho biển vào đêm trở nên hiền hòa gần gũi chứ không huyền bí, lạnh lẽo, rợn ngợp.
+ Trên nền cảnh thiên nhiên tráng lệ là hình ảnh con người lao động phấn khởi, say mê với niềm lạc quan phơi phới. Đoàn thuyền ra khơi khi đêm đang dần tới là trở về chính ngôi nhà thân quen
• Câu hát căng buồm cùng gió khơi: Bằng bút pháp lãng mạn, Huy Cận đã xây dựng một hình ảnh thơ thật khỏe khoắn, mới lạ. Ba sự vật, hiện tượng: câu hát – gió – cánh buồm gắn kết thật tự nhiên và kì thú. Tiếng hát ấy làm nổi bật tinh thần lạc quan, niềm vui lao động, khí thế hồ hởi của người lao động đang ra khơi chinh phục biển cả.
2. Cảnh đoàn thuyền khi trở về:
- Đoàn thuyền trở về trong câu hát mang niềm vui của thành quả bội thu trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ, thể hiện niềm hân hoan tin vào một ngày mai tươi sáng của người lao động:
+ Câu thơ Câu hát căng buồm với gió khơi gần như lặp lại nguyên vẹn câu thơ cuối của khổ đầu. Khi trở về, câu hát khỏe khoắn mang niềm vui sung sướng trước thành quả lao động bội thu của người ngư dân vươn lên làm chủ cuộc đời.
+ Bình minh ngày mới của sự sống sinh sôi nảy nở. Bình minh khởi đầu cho niềm vui, niềm hạnh phúc mà ngư dân sau chuyến hành trình vất vả.
+ Tác giả đã xây dựng một hình ảnh thơ rất thực, hào hùng mà cũng rất bay bổng: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Phép nhân hóa cùng lối nói khoa trương đã nâng cao tầm vóc, vị thế con người trong tư thế làm chủ công việc, chinh phục thiên nhiên vũ trụ.
+ Đoàn thuyền trở về bến trong niềm vui phấn chấn của người chiến thắng. Thiên nhiên biển cả nhuộm ánh nắng hồng rạng rỡ của bình minh như mang một sắc màu mới.
+ Tác giả đã có một liên tưởng rất thú vị: Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Muôn ngàn con cá tươi rói nằm xếp trên khoang thuyền, mỗi mắt cá như một mặt trời nhỏ xíu tỏa rạng niềm vui.
3. Tổng hợp, đánh giá
- Khái quát vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ, tươi sáng và con người lạc quan, phơi phới qua cảm hứng lãng mạn bay bổng của nhà thơ
4. Liên hệ, so sánh
- Bài thơ Quê hương của Tế Hanh
- Nhận thức được vẻ đẹp, sự giàu có của thiên nhiên biển cả cũng như vẻ đẹp của con người lao động hăng say. Đặc biệt là sự gắn bó, tình yêu của ngư dân với biển quê hương.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của đoạn thơ
- Suy nghĩ, nhận thức của bản thân

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Sau khi Công viên nước Hồ Tây tạm đóng cửa vì quá tải, hàng trăm thanh niên, phụ huynh, trẻ em đã mạo hiểm trèo rào vào trong tắm miễn phí gây nên cảnh hỗn loạn sáng 19/4. Để được vào chơi trong công viên nước Hồ Tây, không ít người đã bất chấp nguy hiểm, vượt qua hàng rào sắt sắc nhọn để vào bên trong. Thậm chí, nhiều cô gái mặc váy cũng táo tợn leo rào vào công viên nước, mặc kệ bao người “mắt tròn mắt dẹt” bên dưới. Các bậc phụ huynh cũng bế con leo rào, dù những đứa trẻ khóc lóc sợ hãi…
(Theo dân http://xn--tr-oja.com/)
a. Nội dung đoạn văn đề cập đến hiện tượng gì? (0,5 điểm)
b. Xác định một phép liên kết câu được sử dụng trong câu 1 và 2 của văn bản (0,5 điểm)
c. Em có nhận xét gì về tâm lí a dua theo đám đông của con người hiện nay (1.0 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
“Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. (M. Luther King )
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng một bài viết ngắn (khoảng 1 trang giấy thi)
Câu 3: (5,0 điểm)
Cảm nhận hình ảnh người lính trong các đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ Văn 9, tập một)
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ Văn 9, tập một)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ 04

Câu 1:
a. Đoạn văn đề cập đến hiện tượng mọi người mạo hiểm trèo rào vào trong công viên Hồ Tây để tắm miễn phí.
b. Phép liên kết câu 1 và câu 2: Phép lặp từ ngữ công viên nước Hồ Tây
c. - Hiện tượng tâm lí a dua theo đám đông là một hiện tượng xấu trong xã hội hiện nay xuất phát từ sự vô ý thức, trách nhiệm, sự ích kỉ, tham lam.
- Nó hình thành cho con người thói quen xấu, chỉ biết làm theo người khác mà thiếu bản lĩnh, chính kiến, làm xã hội hỗn loạn, lòng người hoang mang, đánh mất các giá trị đạo đức tốt đẹp
- Hiện tượng này thật đáng để chúng ta suy ngẫm, lên án và loại bỏ.
Câu 2:
I. Xác định yêu cầu
- - Kiểu bài: nghị luận về một hiện tượng xã hội
- - Vấn đề nghị luận: Sự im lặng của người tốt thật đáng sợ và xót xa.
- - Phạm vi kiến thức: Trong đời sống xã hội
- II. Dàn ý
- 1. Mở bài:
- - Nêu vấn đề nghị luận: Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người dần trở nên vô cảm, sợ hãi, dửng dưng với những gì xung quanh. Đặc biết, sự im lặng của người tốt làm chúng ta phải xót xa, suy ngẫm.
- - Dẫn câu nói của M.Luther King
- 2. Thân bài:
- a. Giải thích ý nghĩa câu nói của M. Luther King
- “Xót xa” là chỉ trạng thái cảm xúc đau đớn, nuối tiếc trong lòng
- Sự im lặng là không có hành động hay phản ứng gì trước những tình huống, sự việc cụ thể.
- Người tốt là những người sống có chuẩn mực, đạo đức, có thái độ và hành vi được đánh giá cao
- Câu nói của Luther King đặt ra một vấn đề buộc chúng ta suy ngẫm: Nỗi đau đớn trước những lời nói và hành động của người xấu không xót xa bằng việc người tốt không có hành động thái độ hay bất kì phản ứng nào trước những việc làm sai trái ấy.
b/ Phân tích, chứng minh, bình luận:
- Xót xa trước hành động, lời nói của kẻ xấu là một phản ứng tự nhiên, phù hợp với quy luật cảm xúc và đạo đức, lối sống của xã hội.
- Sự im lặng của người tốt trước những hiện tượng xấu là cách ứng xử bất thường vì bản thân người tốt thường có khả năng, trách nhiệm phản ứng tích cực tác động đến xã hội dựa trên tư cách, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của họ
- Sự im lặng ấy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Vì bất lực; vì cô đơn, lạc lõng; vì mải chăm lo lợi ích bản thân mà thờ ơ với xung quanh; vì sợ hãi cái xấu, cái ác, sợ những hệ lụy không tốt mà họ phải gánh chịu; vì thiếu niềm tin vào công bằng, công lí… Nhưng đó là biểu hiện của sự bất ổn trong nhận thức, lối sống, đi ngược lại cách hành xử văn minh, tiến bộ.
- Sự im lặng của người tốt trước cái xấu, cái ác làm mọi người mất lòng tin vào các giá trị tốt đẹp, sống thờ ơ, vô cảm; làm xã hội đứng bên bờ vực phá sản các giá trị tinh thần; cái ác, cái xấu không bị lên án, loại bỏ thì ngày càng gia tăng, gây rối loạn xã hội.
c/ Liên hệ, mở rộng vấn đề:
- Trong xã hội, vẫn có những người tốt kiên quyết chống lại cái xấu, cái ác bằng lời nói và hành động nhưng sự im lặng, dửng dưng đang gia tăng như một căn bệnh lây lan trong cộng đồng đến nỗi người ta chứng kiến cái ác diễn ra trước mắt mà cảm thấy bình thường (Dẫn chứng)
d/ Rút ra bài học nhận thức và hành động:
- Về nhận thức: Ý kiến của Martin Lutherking là một lời cảnh báo nghiêm khắc cảnh tỉnh con người trước nguy cơ về sự băng hoại của những giá trị tinh thần để nhận thức rõ im lặng, chấp nhận “Lùi bước cho cái xấu cũng là một tội ác”
- Về hành động:
 Chủ động lên án cái xấu, cái ác, khuyến khích mọi người biết bênh vực cho lẽ phải bằng lời nói và hành động
 Khi đấu tranh với cái ác, các xấu, cần đoàn kết tạo tiếng nói chung của cộng đồng, không sống thờ ơ, vô cảm
 Có chính sách bảo vệ người tốt dám lên tiếng vạch trần cái xấu, cái ác

3. Kết bài: Khẳng định vấn đề và liên hệ với suy nghĩ của bản thân
- Đừng bao giờ thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu để xã hội văn minh, tốt đẹp, con người được sống yên vui, hạnh phúc.
Câu 3:

I/ Xác định yêu cầu:
1. Kiểu bài: Nghị luận so sánh hai đoạn thơ
2. Nội dung: Vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong hai đoạn trích.

II/ Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài người lính trong thơ ca.
- Giới thiệu hai đoạn thơ và khái quát về vẻ đẹp của người lính.

2. Thân bài

a/ Vị trí của hai đoạn trích
b/ Cảm nhận hình ảnh người lính trong hai đoạn thơ:
Đoạn 1:
Khổ cuối trong “Đồng chí” của Chính Hữu là bức tranh đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn mang biểu tượng của tình đồng chí cao đẹp giữa những người lính trong kháng chiến chống Pháp:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
- Hoàn cảnh hiện thực: cảnh rừng hoang vắng, lạnh lẽo, cái giá rét khắc nghiệt của rừng đêm sương lạnh buốt giá, người lính đang ở giữa giây phút căng thẳng chờ giặc tới.
- Hình ảnh người lính nổi bật trong tư thế đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
- Tác giả xây dựng một hình ảnh thơ lãng mạn đầy thi vị: Đầu súng trăng treo.
+ Những đêm canh gác chờ giặc tới, nòng súng người lính vươn cao, vầng trăng tròn như treo đầu mũi súng.
+ Hình ảnh thơ vừa thực vừa mang tính biểu tượng.. Súng và trăng, kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính và tình đồng chí thắm thiết.
 Hiện thực cuộc chiến đầy gian khổ không làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn, sự lãng mạn thơ mộng của người lính. Họ cầm súng chiến đấu là để mang lại sự yên bình cho quê hương, Tổ quốc.
Đoạn 2:
Bức chân dung người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ giàu lòng yêu nước, ý chí hướng về giải phóng miền Nam:
Yêu nước, hướng về miền Nam là động lực thôi thúc họ vượt qua mọi hiểm nguy, gian khổ, thiếu thốn đến mức tối thiểu:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước

Sự gian khổ, khốc liệt của chiến trường chống Mĩ càng nhân lên gấp bội qua hình ảnh những chiếc xe bị tàn phá đến mức trần trụi, biến dạng gần như hoàn toàn.

- Tác giả cũng sử dụng phép nghệ thuật tương phản để tạo nên sự đối lập giữa những cái không và có, giữa vật chất bên ngoài và sức mạnh bên trong, để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp trái tim người lính.

- Hình ảnh hoán dụ một trái tim chỉ người lính lái xe, cũng thể hiện vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn, lý giải sức mạnh đưa những đoàn xe ra trận, sức mạnh của cuộc chiến đầy thử thách, gian khổ. Vẻ đẹp của người lính, của cả đoàn xe kết đọng ở trái tim gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước, tràn đầy niềm tin, ý chí vì miền Nam phía trước.

c/ So sánh điểm giống và khác nhau về hình ảnh người lính trong hai đoạn thơ:
- Giống nhau:
+ Cả hai đoạn thơ đã thể hiện chân thực, sâu sắc hiện thực kháng chiến gian khổ:
• “Đồng chí”: thời chống Pháp thiếu thốn, khắc nghiệt “rừng hoang sương muối”
• “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Chiến tranh thời chống Mĩ ác liệt với hình ảnh những chiếc xe không kính bị tàn phá.
+ Vẻ đẹp của người lính lạc quan, giàu lí tưởng, ý chí chiến đấu, vượt qua gian khổ bằng tình yêu nước và tình đồng chí, đồng đội thắm thiết hiện lên rõ nét ở hai đoạn thơ.
+ Họ đều có tinh thần bất khuất vượt lên mọi khó khăn, thử thách.
+ Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đều ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp những người lính anh hùng trong kháng chiến.
- Khác nhau:
+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân thời chống Pháp còn người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung, sôi nổi với khí thế mới mang tinh thần thời đại thời chống Mĩ.
+ Trong thơ Chính Hữu, hình ảnh người nông dân cầm súng được miêu tả với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng cũng thật lãng mạn, bay bổng. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” cũng là một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp thể hiện được tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, thi vị của người lính trong bài “Đồng chí”. Chính Hữu kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn, sử dụng hình ảnh thơ mang tính biểu tượng.
Cờn ở thơ Phạm Tiến Duật, hình ảnh thơ chân thực, ngồn ngộn chất sống từ hiện thực đời sống chiến trường.. Đồng thời, ngôn ngữ giản dị, giàu tính khẩu ngữ rất gần với lời nói thường, giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, tự nhiên, thể hiện sự hiên ngang, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm của các anh lính lái xe Trường Sơn.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa hai đoạn thơ và suy nghĩ của em

Hình ảnh người lính lạc quan, giàu ý chí và lòng yêu nước trong hai đoạn thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là hình ảnh đẹp mang dư âm hào hùng của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Nguồn: sưu tầm, #hocvan9online
 
Từ khóa
con đã về nhà gia đình nguyen du nhà là nơi để về truyen kieu
1K
0
1

Ngu Van

Thành Viên
19/8/19
119
90
27,994
Xu
935,256
ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ
Nhà, một tiếng gọi thân thương với rất nhiều tình yêu và sự quan tâm, chia sẻ. Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống.
Sau bao nhiêu khát vọng bay nhảy của tuổi trẻ, những biến cố cuộc sống giúp chúng con càng thêm yêu và trân quý sự thiêng liêng, ấm áp của hai tiếng “Gia đình”, “Tổ quốc” và sự biết ơn dành cho những người đã yêu thương chúng con vô điều kiện.
(Con đã về nhà, Tăng Quang, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2020, tr. 71)
Thực hiện các yêu cầu:
a/ Chỉ ra thành phần phụ chú trong câu văn sau:
Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái Nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống.
b/ Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng nào?
c/ “Hai tuần cách ly” gợi nhắc đến những ngày cả nước phòng chống đại dịch COVID-19. Trong biến cố ấy, việc tốt nào của người Việt Nam để lại ấn tượng nhất trong em? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm):
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự biết ơn.
Câu 3: (5,0 điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
(...)
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. Từ đó liên hệ với một tác phẩm khác hoặc với thực tế cuộc sống để thấy được tình yêu, sự gắn bó của con người Việt Nam với biển quê hương.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ 3
Câu 1:
a/ Thành phần phụ chú: "nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống".
b/ Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng: gia đình, Tổ quốc và những người đã yêu thương tác giả vô điều kiện
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Dẫn dắt và khái quát nội dung hai khổ thơ cần phân tích
II. Thân bài
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi
- Khúc tráng ca lao động được mở đầu bằng cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn đang buông xuống
+ Một khung cảnh thiên nhiên biển cả lúc hoàng hôn rất đẹp, rất nên thơ, kì vĩ, tráng lệ làm nền cho đoàn thuyền đưa con người lên đường ra chinh phục biển cả:
+ Biển bao la trở nên gần gũi, hiền hòa trong sự liên tưởng rất thú vị: Sóng đã cài then đêm sập cửa. Biển như một ngôi nhà chung rộng lớn mà màn đêm đang buông xuống chính là cánh cửa khổng lồ, còn những lượn sóng là những chiếc then cài. Phép nhân hóa làm cho biển vào đêm trở nên hiền hòa gần gũi chứ không huyền bí, lạnh lẽo, rợn ngợp.
+ Trên nền cảnh thiên nhiên tráng lệ là hình ảnh con người lao động phấn khởi, say mê với niềm lạc quan phơi phới. Đoàn thuyền ra khơi khi đêm đang dần tới là trở về chính ngôi nhà thân quen
• Câu hát căng buồm cùng gió khơi: Bằng bút pháp lãng mạn, Huy Cận đã xây dựng một hình ảnh thơ thật khỏe khoắn, mới lạ. Ba sự vật, hiện tượng: câu hát – gió – cánh buồm gắn kết thật tự nhiên và kì thú. Tiếng hát ấy làm nổi bật tinh thần lạc quan, niềm vui lao động, khí thế hồ hởi của người lao động đang ra khơi chinh phục biển cả.
2. Cảnh đoàn thuyền khi trở về:
- Đoàn thuyền trở về trong câu hát mang niềm vui của thành quả bội thu trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ, thể hiện niềm hân hoan tin vào một ngày mai tươi sáng của người lao động:
+ Câu thơ Câu hát căng buồm với gió khơi gần như lặp lại nguyên vẹn câu thơ cuối của khổ đầu. Khi trở về, câu hát khỏe khoắn mang niềm vui sung sướng trước thành quả lao động bội thu của người ngư dân vươn lên làm chủ cuộc đời.
+ Bình minh ngày mới của sự sống sinh sôi nảy nở. Bình minh khởi đầu cho niềm vui, niềm hạnh phúc mà ngư dân sau chuyến hành trình vất vả.
+ Tác giả đã xây dựng một hình ảnh thơ rất thực, hào hùng mà cũng rất bay bổng: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Phép nhân hóa cùng lối nói khoa trương đã nâng cao tầm vóc, vị thế con người trong tư thế làm chủ công việc, chinh phục thiên nhiên vũ trụ.
+ Đoàn thuyền trở về bến trong niềm vui phấn chấn của người chiến thắng. Thiên nhiên biển cả nhuộm ánh nắng hồng rạng rỡ của bình minh như mang một sắc màu mới.
+ Tác giả đã có một liên tưởng rất thú vị: Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Muôn ngàn con cá tươi rói nằm xếp trên khoang thuyền, mỗi mắt cá như một mặt trời nhỏ xíu tỏa rạng niềm vui.
3. Tổng hợp, đánh giá
- Khái quát vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ, tươi sáng và con người lạc quan, phơi phới qua cảm hứng lãng mạn bay bổng của nhà thơ
4. Liên hệ, so sánh
- Bài thơ Quê hương của Tế Hanh
- Nhận thức được vẻ đẹp, sự giàu có của thiên nhiên biển cả cũng như vẻ đẹp của con người lao động hăng say. Đặc biệt là sự gắn bó, tình yêu của ngư dân với biển quê hương.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của đoạn thơ
- Suy nghĩ, nhận thức của bản thân

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Sau khi Công viên nước Hồ Tây tạm đóng cửa vì quá tải, hàng trăm thanh niên, phụ huynh, trẻ em đã mạo hiểm trèo rào vào trong tắm miễn phí gây nên cảnh hỗn loạn sáng 19/4. Để được vào chơi trong công viên nước Hồ Tây, không ít người đã bất chấp nguy hiểm, vượt qua hàng rào sắt sắc nhọn để vào bên trong. Thậm chí, nhiều cô gái mặc váy cũng táo tợn leo rào vào công viên nước, mặc kệ bao người “mắt tròn mắt dẹt” bên dưới. Các bậc phụ huynh cũng bế con leo rào, dù những đứa trẻ khóc lóc sợ hãi…
(Theo dân http://xn--tr-oja.com/)
a. Nội dung đoạn văn đề cập đến hiện tượng gì? (0,5 điểm)
b. Xác định một phép liên kết câu được sử dụng trong câu 1 và 2 của văn bản (0,5 điểm)
c. Em có nhận xét gì về tâm lí a dua theo đám đông của con người hiện nay (1.0 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
“Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. (M. Luther King )
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng một bài viết ngắn (khoảng 1 trang giấy thi)
Câu 3: (5,0 điểm)
Cảm nhận hình ảnh người lính trong các đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ Văn 9, tập một)
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ Văn 9, tập một)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ 04

Câu 1:
a. Đoạn văn đề cập đến hiện tượng mọi người mạo hiểm trèo rào vào trong công viên Hồ Tây để tắm miễn phí.
b. Phép liên kết câu 1 và câu 2: Phép lặp từ ngữ công viên nước Hồ Tây
c. - Hiện tượng tâm lí a dua theo đám đông là một hiện tượng xấu trong xã hội hiện nay xuất phát từ sự vô ý thức, trách nhiệm, sự ích kỉ, tham lam.
- Nó hình thành cho con người thói quen xấu, chỉ biết làm theo người khác mà thiếu bản lĩnh, chính kiến, làm xã hội hỗn loạn, lòng người hoang mang, đánh mất các giá trị đạo đức tốt đẹp
- Hiện tượng này thật đáng để chúng ta suy ngẫm, lên án và loại bỏ.
Câu 2:
I. Xác định yêu cầu
- - Kiểu bài: nghị luận về một hiện tượng xã hội
- - Vấn đề nghị luận: Sự im lặng của người tốt thật đáng sợ và xót xa.
- - Phạm vi kiến thức: Trong đời sống xã hội
- II. Dàn ý
- 1. Mở bài:
- - Nêu vấn đề nghị luận: Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người dần trở nên vô cảm, sợ hãi, dửng dưng với những gì xung quanh. Đặc biết, sự im lặng của người tốt làm chúng ta phải xót xa, suy ngẫm.
- - Dẫn câu nói của M.Luther King
- 2. Thân bài:
- a. Giải thích ý nghĩa câu nói của M. Luther King
- “Xót xa” là chỉ trạng thái cảm xúc đau đớn, nuối tiếc trong lòng
- Sự im lặng là không có hành động hay phản ứng gì trước những tình huống, sự việc cụ thể.
- Người tốt là những người sống có chuẩn mực, đạo đức, có thái độ và hành vi được đánh giá cao
- Câu nói của Luther King đặt ra một vấn đề buộc chúng ta suy ngẫm: Nỗi đau đớn trước những lời nói và hành động của người xấu không xót xa bằng việc người tốt không có hành động thái độ hay bất kì phản ứng nào trước những việc làm sai trái ấy.
b/ Phân tích, chứng minh, bình luận:
- Xót xa trước hành động, lời nói của kẻ xấu là một phản ứng tự nhiên, phù hợp với quy luật cảm xúc và đạo đức, lối sống của xã hội.
- Sự im lặng của người tốt trước những hiện tượng xấu là cách ứng xử bất thường vì bản thân người tốt thường có khả năng, trách nhiệm phản ứng tích cực tác động đến xã hội dựa trên tư cách, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của họ
- Sự im lặng ấy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Vì bất lực; vì cô đơn, lạc lõng; vì mải chăm lo lợi ích bản thân mà thờ ơ với xung quanh; vì sợ hãi cái xấu, cái ác, sợ những hệ lụy không tốt mà họ phải gánh chịu; vì thiếu niềm tin vào công bằng, công lí… Nhưng đó là biểu hiện của sự bất ổn trong nhận thức, lối sống, đi ngược lại cách hành xử văn minh, tiến bộ.
- Sự im lặng của người tốt trước cái xấu, cái ác làm mọi người mất lòng tin vào các giá trị tốt đẹp, sống thờ ơ, vô cảm; làm xã hội đứng bên bờ vực phá sản các giá trị tinh thần; cái ác, cái xấu không bị lên án, loại bỏ thì ngày càng gia tăng, gây rối loạn xã hội.
c/ Liên hệ, mở rộng vấn đề:
- Trong xã hội, vẫn có những người tốt kiên quyết chống lại cái xấu, cái ác bằng lời nói và hành động nhưng sự im lặng, dửng dưng đang gia tăng như một căn bệnh lây lan trong cộng đồng đến nỗi người ta chứng kiến cái ác diễn ra trước mắt mà cảm thấy bình thường (Dẫn chứng)
d/ Rút ra bài học nhận thức và hành động:
- Về nhận thức: Ý kiến của Martin Lutherking là một lời cảnh báo nghiêm khắc cảnh tỉnh con người trước nguy cơ về sự băng hoại của những giá trị tinh thần để nhận thức rõ im lặng, chấp nhận “Lùi bước cho cái xấu cũng là một tội ác”
- Về hành động:
 Chủ động lên án cái xấu, cái ác, khuyến khích mọi người biết bênh vực cho lẽ phải bằng lời nói và hành động
 Khi đấu tranh với cái ác, các xấu, cần đoàn kết tạo tiếng nói chung của cộng đồng, không sống thờ ơ, vô cảm
 Có chính sách bảo vệ người tốt dám lên tiếng vạch trần cái xấu, cái ác

3. Kết bài: Khẳng định vấn đề và liên hệ với suy nghĩ của bản thân
- Đừng bao giờ thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu để xã hội văn minh, tốt đẹp, con người được sống yên vui, hạnh phúc.
Câu 3:

I/ Xác định yêu cầu:
1. Kiểu bài: Nghị luận so sánh hai đoạn thơ
2. Nội dung: Vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong hai đoạn trích.

II/ Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài người lính trong thơ ca.
- Giới thiệu hai đoạn thơ và khái quát về vẻ đẹp của người lính.

2. Thân bài

a/ Vị trí của hai đoạn trích
b/ Cảm nhận hình ảnh người lính trong hai đoạn thơ:
Đoạn 1:
Khổ cuối trong “Đồng chí” của Chính Hữu là bức tranh đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn mang biểu tượng của tình đồng chí cao đẹp giữa những người lính trong kháng chiến chống Pháp:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
- Hoàn cảnh hiện thực: cảnh rừng hoang vắng, lạnh lẽo, cái giá rét khắc nghiệt của rừng đêm sương lạnh buốt giá, người lính đang ở giữa giây phút căng thẳng chờ giặc tới.
- Hình ảnh người lính nổi bật trong tư thế đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
- Tác giả xây dựng một hình ảnh thơ lãng mạn đầy thi vị: Đầu súng trăng treo.
+ Những đêm canh gác chờ giặc tới, nòng súng người lính vươn cao, vầng trăng tròn như treo đầu mũi súng.
+ Hình ảnh thơ vừa thực vừa mang tính biểu tượng.. Súng và trăng, kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính và tình đồng chí thắm thiết.
 Hiện thực cuộc chiến đầy gian khổ không làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn, sự lãng mạn thơ mộng của người lính. Họ cầm súng chiến đấu là để mang lại sự yên bình cho quê hương, Tổ quốc.
Đoạn 2:
Bức chân dung người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ giàu lòng yêu nước, ý chí hướng về giải phóng miền Nam:
Yêu nước, hướng về miền Nam là động lực thôi thúc họ vượt qua mọi hiểm nguy, gian khổ, thiếu thốn đến mức tối thiểu:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước

Sự gian khổ, khốc liệt của chiến trường chống Mĩ càng nhân lên gấp bội qua hình ảnh những chiếc xe bị tàn phá đến mức trần trụi, biến dạng gần như hoàn toàn.

- Tác giả cũng sử dụng phép nghệ thuật tương phản để tạo nên sự đối lập giữa những cái không và có, giữa vật chất bên ngoài và sức mạnh bên trong, để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp trái tim người lính.

- Hình ảnh hoán dụ một trái tim chỉ người lính lái xe, cũng thể hiện vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn, lý giải sức mạnh đưa những đoàn xe ra trận, sức mạnh của cuộc chiến đầy thử thách, gian khổ. Vẻ đẹp của người lính, của cả đoàn xe kết đọng ở trái tim gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước, tràn đầy niềm tin, ý chí vì miền Nam phía trước.

c/ So sánh điểm giống và khác nhau về hình ảnh người lính trong hai đoạn thơ:
- Giống nhau:
+ Cả hai đoạn thơ đã thể hiện chân thực, sâu sắc hiện thực kháng chiến gian khổ:
• “Đồng chí”: thời chống Pháp thiếu thốn, khắc nghiệt “rừng hoang sương muối”
• “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Chiến tranh thời chống Mĩ ác liệt với hình ảnh những chiếc xe không kính bị tàn phá.
+ Vẻ đẹp của người lính lạc quan, giàu lí tưởng, ý chí chiến đấu, vượt qua gian khổ bằng tình yêu nước và tình đồng chí, đồng đội thắm thiết hiện lên rõ nét ở hai đoạn thơ.
+ Họ đều có tinh thần bất khuất vượt lên mọi khó khăn, thử thách.
+ Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đều ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp những người lính anh hùng trong kháng chiến.
- Khác nhau:
+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân thời chống Pháp còn người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung, sôi nổi với khí thế mới mang tinh thần thời đại thời chống Mĩ.
+ Trong thơ Chính Hữu, hình ảnh người nông dân cầm súng được miêu tả với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng cũng thật lãng mạn, bay bổng. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” cũng là một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp thể hiện được tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, thi vị của người lính trong bài “Đồng chí”. Chính Hữu kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn, sử dụng hình ảnh thơ mang tính biểu tượng.
Cờn ở thơ Phạm Tiến Duật, hình ảnh thơ chân thực, ngồn ngộn chất sống từ hiện thực đời sống chiến trường.. Đồng thời, ngôn ngữ giản dị, giàu tính khẩu ngữ rất gần với lời nói thường, giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, tự nhiên, thể hiện sự hiên ngang, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm của các anh lính lái xe Trường Sơn.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa hai đoạn thơ và suy nghĩ của em

Hình ảnh người lính lạc quan, giàu ý chí và lòng yêu nước trong hai đoạn thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là hình ảnh đẹp mang dư âm hào hùng của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Sưu tầm
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top