Tiếng Anh đã lẫn vào văn hóa của chúng ta thế nào?
Hôm nay rôi có đọc được một bài viết về việc “người Việt nên nói tiếng Việt”(bài này tôi sẽ đăng lại bên dưới để các bạn cùng đọc), sau khi đọc xong tôi thấy rất đồng cảm và cũng có những ý kiến riêng.
Gần đây, trong công việc, tôi cũng thường nghe sếp nói tiếng Anh, những từ ngữ xem lẫn tiếng Việt, mà người ta hay gọi là chuyên ngành, tôi chẳng hiểu gì hết, do vậy nên tôi mới đồng cảm với những người đã từng nghe người Việt nói chuyện nhưng lại mông lung như thể đang ở xứ lạ. Thực ra những từ ngữ “chuyên ngành” ấy đều có thể dùng từ Việt thay thế được, nhưng có thể do thói quen, hoặc thuận tiện người ta không muốn tìm từ tương tự để thay thế.
Nhưng chính bản thân tôi lại cực kì mâu thuẫn, đó là khi nhiều người viết lẫn từ tiếng Anh trong bài viết của họ tôi lại ủng hộ, vì dù gì cũng đang hội nhập, những từ đó ai cũng hiểu, thay thế bằng từ tiếng Việt nó không hay bằng, ví dụ như: quần Jeans, hottrend (cả hot, và trend), ok, Hi, Bye… Hiển nhiên mấy từ này có thể nói thành: quần bò, trào lưu hiện hành ( đang hot thì là đang có nhiệt độ, đang được nhiều sự quan tâm, trend: trào lưu, xu hướng), được, chào, tạm biệt…Tôi cá rằng nhiều người Việt lứa 8x, 9x sẽ đồng quan điểm với tôi, và từ 2000 trở đi, mấy bạn trẻ còn xen tiếng Anh theo cấp số bội. Và tôi cũng thấy rằng, nhiều từ nên để tiếng du nhập nguyên trạng thay vì biến nó thành tiếng Việt. Ví dụ như: matcha (có thể Việt hóa thành mạt trà) vì thực chất, Việt Nam không có loại trà này, du nhập vào gần đây, nên khi nói matcha ai cũng biết cả, thì tại sao lại phải thay đổi lần nữa để cùng một sự vật có hai cách gọi.
Thực trạng này, theo tôi, vừa tốt, vừa không tốt.Tốt ở chỗ, chúng ta đang hướng tới quốc gia đa văn hóa, hội nhập nên tiếng Anh – thứ ngôn ngữ chung nhất- được chọn để phổ biến bên cạnh tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt, nó cho thấy nhân dân ta đang dần tiếp nhận, hòa mình, hoặc có học vấn cao hơn trong thứ tiếng này. Hướng tới một quốc gia có thể nói cả hai thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng Việt giống như Singapo đang làm.
Nhưng điều không tốt, đó là chúng ta đã làm lẫn tiếng Anh vào giao tiếp hàng ngày, không phân biệt được rõ ràng đó là tiếng Anh – nó khác tiếng Việt, thậm chí còn đọc tiếng Anh bằng ngữ điệu, cách đọc riêng của tiếng Việt, khiến sản sinh ra một loại ngôn ngữ khác: gọi là tiếng Anh nhưng người Anh nghe không hiểu. Không hiếm để có thể nghe ai đó nói: Cho mình xin Phây búc (Facebook) của bạn đi, Mày đi chơi ghêm (game) không?, Đợi tí tao on (online)…Trên bảng hiệu thì toàn: Fastfood (Thức ăn nhanh), Tea&coffee (Trà và cà phê)…Các công trình, khu thương mại, khu nhà ở, cửa hàng cũng toàn dùng tiếng Anh để đặt tên: Timecity, Royal, Banana, Vinamilk, TH True Milk…
Cái nữa, đó là trình độ tiếng Anh hoặc từ tiếng Anh chuyên ngành không phải ai cũng giống nhau, thế nên khi trộn nhiều từ ngữ khác nhận biết của họ thì bạn nên tránh dùng quá nhiều. Đây gọi là chú ý đối tượng, ngữ cảnh giao tiếp. Nhưng nhiều người đã bỏ quên điều này dẫn tới nói chuyện với nhau nhưng “hổng hiểu mày nói gì nữa”.
Tiếng Anh, đã thâm nhập vào văn hóa, vào giao tiếp của chúng ta dần dần qua năm tháng khiến đôi khi lớp con cháu thế hệ sau được nghe từ nhỏ và cứ ngỡ đó là tiếng mẹ đẻ (như Bai (Bye), Hai (Hi)), mỗi người Việt Nam dù hiểu biết nhiều hay ít, hãy cố gắng phân biệt trường hợp, hạn chế dùng lẫn từ, để cho tiếng Việt giàu đẹp, trong sáng và không bị mai một.
- Phong Cầm - Bài đăng thuộc forum vanhoctre
(rất dễ bắt gặp cửa hiệu toàn tiếng Anh ở Việt Nam. Ảnh internet)
[Bài "NGƯỜI VIỆT HÃY NÓI TIẾNG VIỆT" – Lê Quý Hoàng]
Vừa rồi, tôi đến đón một người bạn ở khách sạn Imperial, đang ngồi chờ ở sảnh thì có một cô đứng tuổi chạy lật đật đến hỏi: "Con ơi! Cho O hoải (hỏi) cái "cầu xia" ở chỗ mô rứa con".
Nghe từ "cầu xia" vừa thấy quen mà cũng vừa thấy lạ. Vì đã lâu lắm rồi mới nghe lại từ cầu xia, (đây là từ địa phương mà ngày xưa một số vùng ở Huế có dùng), bởi trong cuộc sống hàng ngày thường nghe nhà vệ sinh, nhà cầu hay thuật ngữ ngoại nhập là Toilet, WC chứ ít khi nghe đến chữ "cầu xia".
Sau đó, tôi cũng bắt chuyện với cô và được nghe cô kể: Cô định cư ở Washington DC - Hoa kỳ đã được 46 năm, xung quanh nhà rất ít người Việt nên cô hiếm khi được dùng tiếng Việt. Cô lấy chồng Tây, nên hiện con cái, cháu chắt của cô cũng chẳng có ai biết nói Tiếng Việt và cô thì không quên tiếng mẹ đẻ, cô nói cô "thèm" được nghe và được nói tiếng Huế. Trong cuộc nói chuyện với cô, tôi chưa nghe cô dùng một tiếng Mỹ nào, cô nói rặt tiếng Huế.
Qua câu chuyện này, tôi thấy rằng trong cuộc sống hàng ngày không chỉ có giới trẻ mà ngay cả dân văn phòng, công sở vẫn thường xuyên dùng những từ nước ngoài trong đối thoại, không những làm đảo lộn câu, chữ mà có khi người nghe cũng chẳng hiểu hết hoặc hiểu nhầm ý muốn nói.
Có lần anh bạn đồng nghiệp nói: tui "sua" (sure) với anh, tui "sua" (sure) với anh, mình cứ nghe anh này nói sua sua mà chẳng hiểu ý anh ta muốn nói gì.
Rồi nào là: Anh "cần phơm" (confirm) lại, em mới giao phòng nhé; anh "ríp lai" (reply) cho em nhé; phòng anh "viu" (view) đẹp quá; anh "xì tóp" (stop) ở đây cho em...
Có lần, trong lúc giao dịch với một cô nàng, tôi cứ nghe cô ta nói: Ôi! anh "xờ tron" (strong) quá; cái của anh "bít" (big) quá... phải nghĩ một lúc, tôi mới hiểu ý cô ta muốn nói là: anh mạnh quá (tôi leo mấy trăm bậc thang bộ từ tầng 1 lên đến tầng 6); cái của anh to quá (ổ bánh mì của tôi to hơn của cô ta – mặc dù hai người vào nhà hàng gọi món giống nhau).
Tôi mới hỏi: sao em nói chuyện với anh mà em dùng nửa tây nửa ta, rồi câu -từ thiếu trước, hụt sau làm anh hiểu lộn tùng phèo cả lên thế?.
Cô ta mới trả lời: Em "xó rì" anh; hàng ngày em toàn chơi với người Tây, nên khi nói chuyện với người Việt em "phang" nửa tây nửa ta cho oai, mặc dù em chả giỏi gì tiếng Anh, tiếng Mỹ đâu.
Vẫn biết rằng ngôn ngữ cũng như đời sống, chảy theo dòng chảy xã hội, luôn tiếp nhận cái mới. Với cơ chế mở, chính sách mở, việc tiếp nhận các luồng văn hóa mới là đương nhiên. Điều đó giống như cuộc sống của chúng ta, xuất hiện những thứ mà trước đây không có. Và cũng có nhiều bạn ở nước ngoài lâu năm, hay các bạn thường xuyên làm việc với người nước ngoài, nên có lúc chỉ là thói quen dùng từ mặc dù họ không muốn thế.
Vì vậy, các bạn hãy cố gắng dùng tiếng Việt để nói chuyện với người Việt, điều đó bạn đã đóng góp một phần trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập ngày nay.
Hôm nay rôi có đọc được một bài viết về việc “người Việt nên nói tiếng Việt”(bài này tôi sẽ đăng lại bên dưới để các bạn cùng đọc), sau khi đọc xong tôi thấy rất đồng cảm và cũng có những ý kiến riêng.
Gần đây, trong công việc, tôi cũng thường nghe sếp nói tiếng Anh, những từ ngữ xem lẫn tiếng Việt, mà người ta hay gọi là chuyên ngành, tôi chẳng hiểu gì hết, do vậy nên tôi mới đồng cảm với những người đã từng nghe người Việt nói chuyện nhưng lại mông lung như thể đang ở xứ lạ. Thực ra những từ ngữ “chuyên ngành” ấy đều có thể dùng từ Việt thay thế được, nhưng có thể do thói quen, hoặc thuận tiện người ta không muốn tìm từ tương tự để thay thế.
Nhưng chính bản thân tôi lại cực kì mâu thuẫn, đó là khi nhiều người viết lẫn từ tiếng Anh trong bài viết của họ tôi lại ủng hộ, vì dù gì cũng đang hội nhập, những từ đó ai cũng hiểu, thay thế bằng từ tiếng Việt nó không hay bằng, ví dụ như: quần Jeans, hottrend (cả hot, và trend), ok, Hi, Bye… Hiển nhiên mấy từ này có thể nói thành: quần bò, trào lưu hiện hành ( đang hot thì là đang có nhiệt độ, đang được nhiều sự quan tâm, trend: trào lưu, xu hướng), được, chào, tạm biệt…Tôi cá rằng nhiều người Việt lứa 8x, 9x sẽ đồng quan điểm với tôi, và từ 2000 trở đi, mấy bạn trẻ còn xen tiếng Anh theo cấp số bội. Và tôi cũng thấy rằng, nhiều từ nên để tiếng du nhập nguyên trạng thay vì biến nó thành tiếng Việt. Ví dụ như: matcha (có thể Việt hóa thành mạt trà) vì thực chất, Việt Nam không có loại trà này, du nhập vào gần đây, nên khi nói matcha ai cũng biết cả, thì tại sao lại phải thay đổi lần nữa để cùng một sự vật có hai cách gọi.
Thực trạng này, theo tôi, vừa tốt, vừa không tốt.Tốt ở chỗ, chúng ta đang hướng tới quốc gia đa văn hóa, hội nhập nên tiếng Anh – thứ ngôn ngữ chung nhất- được chọn để phổ biến bên cạnh tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt, nó cho thấy nhân dân ta đang dần tiếp nhận, hòa mình, hoặc có học vấn cao hơn trong thứ tiếng này. Hướng tới một quốc gia có thể nói cả hai thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng Việt giống như Singapo đang làm.
Nhưng điều không tốt, đó là chúng ta đã làm lẫn tiếng Anh vào giao tiếp hàng ngày, không phân biệt được rõ ràng đó là tiếng Anh – nó khác tiếng Việt, thậm chí còn đọc tiếng Anh bằng ngữ điệu, cách đọc riêng của tiếng Việt, khiến sản sinh ra một loại ngôn ngữ khác: gọi là tiếng Anh nhưng người Anh nghe không hiểu. Không hiếm để có thể nghe ai đó nói: Cho mình xin Phây búc (Facebook) của bạn đi, Mày đi chơi ghêm (game) không?, Đợi tí tao on (online)…Trên bảng hiệu thì toàn: Fastfood (Thức ăn nhanh), Tea&coffee (Trà và cà phê)…Các công trình, khu thương mại, khu nhà ở, cửa hàng cũng toàn dùng tiếng Anh để đặt tên: Timecity, Royal, Banana, Vinamilk, TH True Milk…
Cái nữa, đó là trình độ tiếng Anh hoặc từ tiếng Anh chuyên ngành không phải ai cũng giống nhau, thế nên khi trộn nhiều từ ngữ khác nhận biết của họ thì bạn nên tránh dùng quá nhiều. Đây gọi là chú ý đối tượng, ngữ cảnh giao tiếp. Nhưng nhiều người đã bỏ quên điều này dẫn tới nói chuyện với nhau nhưng “hổng hiểu mày nói gì nữa”.
Tiếng Anh, đã thâm nhập vào văn hóa, vào giao tiếp của chúng ta dần dần qua năm tháng khiến đôi khi lớp con cháu thế hệ sau được nghe từ nhỏ và cứ ngỡ đó là tiếng mẹ đẻ (như Bai (Bye), Hai (Hi)), mỗi người Việt Nam dù hiểu biết nhiều hay ít, hãy cố gắng phân biệt trường hợp, hạn chế dùng lẫn từ, để cho tiếng Việt giàu đẹp, trong sáng và không bị mai một.
- Phong Cầm - Bài đăng thuộc forum vanhoctre
(rất dễ bắt gặp cửa hiệu toàn tiếng Anh ở Việt Nam. Ảnh internet)
[Bài "NGƯỜI VIỆT HÃY NÓI TIẾNG VIỆT" – Lê Quý Hoàng]
Vừa rồi, tôi đến đón một người bạn ở khách sạn Imperial, đang ngồi chờ ở sảnh thì có một cô đứng tuổi chạy lật đật đến hỏi: "Con ơi! Cho O hoải (hỏi) cái "cầu xia" ở chỗ mô rứa con".
Nghe từ "cầu xia" vừa thấy quen mà cũng vừa thấy lạ. Vì đã lâu lắm rồi mới nghe lại từ cầu xia, (đây là từ địa phương mà ngày xưa một số vùng ở Huế có dùng), bởi trong cuộc sống hàng ngày thường nghe nhà vệ sinh, nhà cầu hay thuật ngữ ngoại nhập là Toilet, WC chứ ít khi nghe đến chữ "cầu xia".
Sau đó, tôi cũng bắt chuyện với cô và được nghe cô kể: Cô định cư ở Washington DC - Hoa kỳ đã được 46 năm, xung quanh nhà rất ít người Việt nên cô hiếm khi được dùng tiếng Việt. Cô lấy chồng Tây, nên hiện con cái, cháu chắt của cô cũng chẳng có ai biết nói Tiếng Việt và cô thì không quên tiếng mẹ đẻ, cô nói cô "thèm" được nghe và được nói tiếng Huế. Trong cuộc nói chuyện với cô, tôi chưa nghe cô dùng một tiếng Mỹ nào, cô nói rặt tiếng Huế.
Qua câu chuyện này, tôi thấy rằng trong cuộc sống hàng ngày không chỉ có giới trẻ mà ngay cả dân văn phòng, công sở vẫn thường xuyên dùng những từ nước ngoài trong đối thoại, không những làm đảo lộn câu, chữ mà có khi người nghe cũng chẳng hiểu hết hoặc hiểu nhầm ý muốn nói.
Có lần anh bạn đồng nghiệp nói: tui "sua" (sure) với anh, tui "sua" (sure) với anh, mình cứ nghe anh này nói sua sua mà chẳng hiểu ý anh ta muốn nói gì.
Rồi nào là: Anh "cần phơm" (confirm) lại, em mới giao phòng nhé; anh "ríp lai" (reply) cho em nhé; phòng anh "viu" (view) đẹp quá; anh "xì tóp" (stop) ở đây cho em...
Có lần, trong lúc giao dịch với một cô nàng, tôi cứ nghe cô ta nói: Ôi! anh "xờ tron" (strong) quá; cái của anh "bít" (big) quá... phải nghĩ một lúc, tôi mới hiểu ý cô ta muốn nói là: anh mạnh quá (tôi leo mấy trăm bậc thang bộ từ tầng 1 lên đến tầng 6); cái của anh to quá (ổ bánh mì của tôi to hơn của cô ta – mặc dù hai người vào nhà hàng gọi món giống nhau).
Tôi mới hỏi: sao em nói chuyện với anh mà em dùng nửa tây nửa ta, rồi câu -từ thiếu trước, hụt sau làm anh hiểu lộn tùng phèo cả lên thế?.
Cô ta mới trả lời: Em "xó rì" anh; hàng ngày em toàn chơi với người Tây, nên khi nói chuyện với người Việt em "phang" nửa tây nửa ta cho oai, mặc dù em chả giỏi gì tiếng Anh, tiếng Mỹ đâu.
Vẫn biết rằng ngôn ngữ cũng như đời sống, chảy theo dòng chảy xã hội, luôn tiếp nhận cái mới. Với cơ chế mở, chính sách mở, việc tiếp nhận các luồng văn hóa mới là đương nhiên. Điều đó giống như cuộc sống của chúng ta, xuất hiện những thứ mà trước đây không có. Và cũng có nhiều bạn ở nước ngoài lâu năm, hay các bạn thường xuyên làm việc với người nước ngoài, nên có lúc chỉ là thói quen dùng từ mặc dù họ không muốn thế.
Vì vậy, các bạn hãy cố gắng dùng tiếng Việt để nói chuyện với người Việt, điều đó bạn đã đóng góp một phần trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập ngày nay.