Hướng dẫn Tìm hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Hướng dẫn Tìm hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định
Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu những kiến thức chung nhất cụ thể + đầy đủ về tác phẩm trong quá trình tìm hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

I. Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm
1. Tác giả:

- Nguyễn Dữ(?-?)– Là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1496). Theo các tài liệu để lại, ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
– Quê: Huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương.
2. Tác phẩm
* Truyền kỳ mạn lục: Tập sách gồm 20 truyện, ghi lại những truyện lạ lùng kỳ quái.Truyền kỳ: là những truyện thần kỳ với các yếu tố tiên phật, ma quỷ vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.Mạn lục: Ghi chép tản mạn.Truyền kỳ còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) hình thành sớm ở Trung Quốc, được các nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những con người thật, mang đậm giá trị nhân bản, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp.
–Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của người phụ nữ Vũ Nương, là một trong số 11 truyện viết về phụ nữ.
– Nguồn gốc: Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” tại huyện Nam Xương (Lý Nhân – Hà Nam ngày nay).
- Viết bằng chữ Hán.

3. Tóm tắt truyện
– Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi).
– Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất.
– Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp.
– Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian, nhờ chuyển lời tới TS.
- Trương sinh 1 lần nghe con kể chuyện => bt vợ mình bị oan
– Gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan – nhưng nàng không thể trở về trần gian.
3.1. Đại ý.
Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu cuộc đời của mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
3.2. Bố cục
- P1: từ đầu ... lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. => Cuộc hôn nhân với Trương Sinh, VN đã bị xa chồng bởi chiến tranh, phẩm chất của nàng.
- P2: tiếp... nhưng việc đã qua rồi => Nỗi oan khuất của Vũ Nương.
- P3: còn lại => VN được giải oan.

II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật Vũ Nương.

* Giới thiệu: là ng con gái nết na, đức hạnh, ở hoàn cảnh nào cũng bộc lộ vẻ đẹp.
* Trong gia đình:
- Đối với chồng: người vợ hiểu, thương yêu chồng
+Trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”.
+ Tiễn chồng đi lính: mong bình yên, cảm thông.
+ Khi chồng đi lính: nhớ thương thủy chung.
=> Người phụ nữ đảm đang, thương yêu chồng hết mực.
- Đối với mẹ chồng: con dâu hiếu thảo
+ Cảm thông với mẹ chồng
+ Chăm sóc, lo lắng
+ mất: ma chay như với cha mẹ đẻ
- Đối với bé Đản: người mẹ thương con hết mực:
+ Chi tiết cái bóng
+ Xây dựng cảnh đoàn tụ vs con

- Thanh minh, tìm mọi cách xóa bỏ ngờ vực => cứu lấy hạnh phúc gia đình
- Trương Sinh nhất mực không tin => tắm gội chay sạch -> tự vẫn (rửa nỗi oan, phản kháng chế độ PK)
=> Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh.

* Khi ở dưới thuỷ cung: Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài. Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa.
– Cuộc sống dưới thuỷ cung đẹp, có tình người.Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích tố cáo hiện thực.
– Vũ Nương gặp Phan Lang, yếu tố ly kỳ hoang đường.
– Nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu.Thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo.
~-:) Trọng tình nghĩa
– Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan – còn tình nghĩa với chồng, nàng cảm kích, đa tạ tình chồng con mà không được.
~-:) Trọng danh dự
*Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức. Điều đó cho thấy cái nhìn nhân đạo của tác giả:
+ Ca ngợi vẻ đẹp của Vũ nương- người phụ nữ VN
+ Nhắc nhở về bài học giữ gìn hạnh phúc gia đình phải xuất phát từ niềm tin.

BT: Bi kịch Vũ Nương

- Giới thiệu: + Thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
+ Đức hạnh, thủy chung, hiếu thảo
~-:) Đáng được hưởng hạnh phúc.

- Số phận bi kịch:
+ Nguyên nhân: Chiến tranh, Phong kiến gây cảnh chia ly, không được hưởng hạnh phúc gia đình.
+ Chồng đi lính về -> nghe lời con trẻ -> nghi oan vợ -> đánh đuổi đi
+ Hết lời thanh minh, bày tỏ nỗi lòng => tự vẫn
+ Cái chết của nàng: Tắm gội chay sạch
Than = 3 lời thoại
=> Hành động có suy tính => Phản kháng chế độ PK
- Nguyên nhân của bi kịch (nguyên nhân cái chết Vũ Nương):
+ Trực tiếp: Lời bé Đản
+ Gián tiếp:Trương Sinh hay ghen, gia trưởng, thô lỗ, không tôn trọng phụ nữ.
Hôn nhân không bình đẳng.
Xã hội phong kiến hà khắc, coi trọng trinh tiết hơn mạng sống.

2. Nhân vật Trương Sinh
– Con nhà giàu, ít học, có tính hay đa nghi.
– Cuộc hôn nhân với Vũ Nương là cuộc hôn nhân không bình đẳng.
- Tâm trạng Trương Sinh nặng nề, buồn đau vì mẹ mất. Lời nói của Đản kích động tính ghen tuông, đa nghi của chàng.
=> Xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu thô bạo, đẩy vợ đến cái chêt oan nghiệt.
– Mắng nhiếc vợ thậm tệ, không nghe lời phân trần. Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng.

3. Ý nghĩa toàn bộ chi tiết kì ảo trong tác phẩm:
- Liệt kê các chi tiết: + Vũ Nương tự vẫn, được tiên nữ cứu, ở dưới thủy cung
+ Phan Lan nằm mộng rồi thả rùa mai xanh
+ Pham Lan đuối nước, được Linh Phi cứu, gặp Vũ Nương, được Xích Hỗn rẽ nước trở về
+ Vũ Nương hiện về trong làn sương khói, nói lời tạ từ, biến mất.

- Cách đưa chi tiết kì ảo: + Xen lẫn yếu tố có thật (Địa danh Nam Xương và chiến tranh là sự kiện có thật)

~-:) Hiệu quả: tăng tính chân thực + thuyết phục + thế giới thực lung linh hơn.

- Ý nghĩa:

+ Rõ đặc trưng truyện
+ Hoàn thiện vẻ đẹp Vũ Nương: nặng tình nghĩ, bao dung, nhân hậu.
+ Kết thúc phần nào có hậu – ước mơ của nhân dân về lẽ công bằng
+ Không giảm tính bi kịch: Trở về nhưng mờ ảo, xa cách giữa dòng.
Không được hưởng hạnh phúc gia đình.

4. Phân tích chi tiết cái bóng (nghệ thuật đặc sắc)
a. Thắt nút, mở nút truyện
- Thắt nút: Vũ Nương trỏ bóng mình nói với con là cha -> Đản tin thật -> kể với Trương Sinh -> nghi vợ thất tiết-> không thể minh oan => tự vẫn
- Mở nút: Thấy bóng Trương Sinh -> bé Đản gọi cha -> Trương Sinh hiểu nỗi oan của vợ

b. Giá trị nhân đạo
- Tô đậm vẻ đẹp Vũ Nương:
+ Với chồng: thỏa nỗi nhớ chồng, yêu thương chồng
+ Với con: bù đắp tình cảm cho con, xuất phát từ tình yêu con vô bờ

a. Giá trị tố cáo:

- Cái bóng – mờ ảo + Lời con trẻ = bi kịch oan khuất
- Phụ nữ chỉ như cái bóng mờ ảo, không có quyền bảo vệ mình, quyền được sống.
- XHã hội phong kiến bất công

III. Tổng kết

1. Về nghệ thuật

– Kết cấu độc đáo, sáng tạo.- Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét.- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.
– Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường.
– Nghệ thuật viết truyện điêu luyện.

2. Về nội dung
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt cua người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

3.Giá trị hiện thực

Tố cáo chế độ Phong kiến nam quyền bất công

4.Giá trị nhân đạo: + Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam

+ Cảm thương, xót xa

IV - Bài tập vận dụng

Cho đoạn trích: “kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu.... cỏ Ngu Mĩ.”

a. Nhận xét cách xưng hô của Vũ Nương trong đoạn trên, có thể đổi vị trí cách xưng hô có được không?

b. So sánh đoạn văn trên với đoạn trong “Vợ chàng Trương”.

“ Vũ Nương chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống dòng nước.”

c. Em hãy phân tích bi kịch của nhân vật Vũ Nương bằng đoạn văn Tổng - Phân- Hợp từ 10-15 câu. Trong đoạn có sử dụng câu ghép.

Trả lời:

a. - Cách xưng hô: kẻ bạc mệnh, thiếp

- Không thể đổi được cách xưng hô vì:

+ Xưng hô kẻ bạc mệnh – than với trời đất, mong chứng giám nỗi oan của mình.

+ Xưng hô “Thiếp” – than, nói rõ với chồng về sự trinh bạch của mình.

2 cách xưng hô đã phù hợp hoàn cảnh và đối tượng

b. – Giống: VN đều nhảy xuống sông tự vẫn

- Khác: + Trong truyện “Vợ chàng Trương” nhân vật hành xử bộc phát
+ Trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” có lý trí, có suy tính trước

Xem thêm:
Giá trị hiện thực và Giá trị nhân đạo trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương"
Phân tích nhân vật Vũ Nương
 
Từ khóa
chuyện người con gái nam xương nguyen du soan bai chuyen nguoi con gai nam xuong tim hieu van ban chuyen nguoi con gai nam xuong truyền kì mạn lục
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top