- Đoạn 1: Từ đầu đến “bèn xin hoà”: An Dương Vương được thần giúp xây thành, chế nỏ để bảo vệ đất nước.
- Đoạn 2: Tiếp đó đến “Dẫn vua xuống biển”: Cảnh mất nước nhà tan.
- Đoạn 3: Đoạn còn lại: Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy.
Tóm tắt
Vua An Dương Vương xây thành nhưng nhiều lần bị đổ, nhờ có thần Kim Quy mà dựng được Loa thành. Thần ở lại giúp vua ba năm, trước khi ra về còn tặng cho vua chiếc vuốt làm lẫy nỏ. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà xâm lược. Nhưng sau đó, Đà cầu hôn. Vua vô tình gả Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại để Thủy ở rể. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần, rồi lén đổi trộm lẫy nỏ đem về cho cha. Có được lẫy thần, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. Vua chủ quan ngồi đánh cờ, khi quân địch tiến sát thành, lấy nỏ ra bắn, thì mới biết lẫy nỏ đã mất, đành đưa mị Châu bỏ chạy. Mị Châu giữ lời hẹn, bứt lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo. Vua đến đường cùng, gọi thần Kim Quy lên giúp. Thần kết tội Mị Châu, vua rút gươm giết con rồi theo thần đi xuống biển. Trọng Thủy đuổi tới bờ biển, ân hận mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, ngày đêm thương tiếc, nhớ mong đến nỗi lao đầu xuống giếng mà chết. Máu của Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc trai, người đời sau mò được ngọc trai, đem rửa với nước giếng ở Loa Thành thì ngọc lại càng thêm sáng trong.
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
+ Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.
+ Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai
+ Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.
a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.
- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:
- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.
- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.
c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:
+ Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.
+ Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:
Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.
Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Cách lí giải 1: Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước. ⇒ Việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét.
Cách lí giải 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí ⇒ Cách lí giải này có thể được xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến, là khi người phụ nữ đã xuất giá thì phải nhất nhất nghe theo lời chồng.
Tuy nhiên, cả hai các lí giải trên đều chưa hợp lí và chưa được suy xét toàn diện: Mị Châu là một nạn nhân của âm mưu chính trị. Đối với chồng, nàng chỉ là người vợ trọng tình và cả tin; nhưng đối với quốc gia, nàng mang trọng tội không thể tha thứ được.
Câu nói cuối cùng của Mị Châu đã khẳng định tấm lòng không mang mưu đồ hại cha bán nước, mà chỉ là bị kẻ gian lợi dụng đã chỉ rõ bản chất đáng thương nhiều hơn đáng trách của Mị Châu.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Chi tiết hư cấu sau cái chết của Mị Châu mang những ý nghĩa:
+ Mị Châu bị kết tội, bị chính cha của mình trừng trị là một dứt khoát. ⇒ hành động này xuất phát từ tinh thần yêu nước, căm ghét kẻ bán nước của dân tộc ta.
+ Máu của Mị Châu biến thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch đã thể hiện cái nhìn cảm thông, bao dung với nàng của nhân dân.
+ Cái chết của Mị Châu là lời nhắn nhủ của tác giả dân gian đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, giữa tình cảm cá nhân với lợi ích của cả quốc gia.
Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Ý nghĩa của cặp hình ảnh "ngọc trai - giếng nước":
+ Ngọc trai: do máu của Mị Châu hóa thành, như lời chứng minh tấm lòng trong sạch, không có mưu đồ hại cha bán nước của Mị Châu.
+ Giếng nước: Nơi Trọng Thủy gieo mình xuống tự vẫn vì quá hối hận và thương tiếc Mị Châu.
+ Việc lấy ngọc trai đem rửa với nước giếng này lại càng sáng trong là sự khẳng định, Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia.
+ Cặp hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" là sự thể hiện niềm thương xót cho mối tình của Mị Châu – Trọng Thủy; đồng thời là kết thúc hoàn mỹ cho một mối tình nhiều đau khổ, nỗi niềm này.
Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Cốt lõi lịch sử:
+ An Dương Vương xây thành Cổ Loa
+ Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược
- Sự thần kì hóa cốt lõi lịch sử của dân gian:
+ Thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ
+ Vua An Dương Vương theo thần Kim Quy xuống biển.
+ Chi tiết “ngọc trai – giếng nước”.
- Việc tạo ra các yếu tố thần kì này có tác dụng:
+ Tái hiện một câu chuyện lịch sử dưới cái nhìn của dân gian khác lạ và hấp dẫn hơn
+ Lí tưởng hóa vua An Dương Vương. Vua không chết mà chỉ bước sang một thế giới khác.
+ Mị Châu đã được rửa tội “bán nước”, chứng minh được lòng trong sạch của mình.
+ Khẳng định tình cảm của Trọng Thủy – Mị Châu là chân thành, cuối cùng cũng có một cái kết vẹn tròn nhất.
Luyện tập
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Đánh giá về Trọng Thủy ở cả hai ý kiến a) và b) đều chưa được toàn diện và xác đáng.
+ Đối với đất nước Âu Lạc:
Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần để giup Triệu Đà xâm lược Âu Lạc thành công
Trọng Thủy là người trực tiếp gây nên cái chết cho hai cha con An Dương Vương.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ đáng trách, đáng lên án.
+ Đối với tình cảm vợ chồng với Mị Châu:
Trọng Thủy tiếc thương tình cảm vợ chồng, biết được chiến tranh sắp diễn ra, cố gắng tìm cách để vợ chồng sau này được đoàn tụ.
Trọng Thủy vì quá ân hận, thương tiếc, đau đớn cho Mị Châu mà nhảy xuống giếng tự vẫn.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ si tình đáng thương.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất của mình nhưng lại được dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên truyền thống nhân đạo, bao dung và nhân hậu của nhân dân ta.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Bài thơ “Tâm sự” rút trong tập thơ “Ra trận” của nhà thơ Tố Hữu:
... Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu ...
Nội dung chính
Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.
- Đoạn 2: Tiếp đó đến “Dẫn vua xuống biển”: Cảnh mất nước nhà tan.
- Đoạn 3: Đoạn còn lại: Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy.
Tóm tắt
Vua An Dương Vương xây thành nhưng nhiều lần bị đổ, nhờ có thần Kim Quy mà dựng được Loa thành. Thần ở lại giúp vua ba năm, trước khi ra về còn tặng cho vua chiếc vuốt làm lẫy nỏ. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà xâm lược. Nhưng sau đó, Đà cầu hôn. Vua vô tình gả Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại để Thủy ở rể. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần, rồi lén đổi trộm lẫy nỏ đem về cho cha. Có được lẫy thần, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. Vua chủ quan ngồi đánh cờ, khi quân địch tiến sát thành, lấy nỏ ra bắn, thì mới biết lẫy nỏ đã mất, đành đưa mị Châu bỏ chạy. Mị Châu giữ lời hẹn, bứt lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo. Vua đến đường cùng, gọi thần Kim Quy lên giúp. Thần kết tội Mị Châu, vua rút gươm giết con rồi theo thần đi xuống biển. Trọng Thủy đuổi tới bờ biển, ân hận mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, ngày đêm thương tiếc, nhớ mong đến nỗi lao đầu xuống giếng mà chết. Máu của Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc trai, người đời sau mò được ngọc trai, đem rửa với nước giếng ở Loa Thành thì ngọc lại càng thêm sáng trong.
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
+ Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.
+ Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai
+ Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.
a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.
- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:
- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.
- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.
c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:
+ Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.
+ Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:
Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.
Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Cách lí giải 1: Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước. ⇒ Việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét.
Cách lí giải 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí ⇒ Cách lí giải này có thể được xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến, là khi người phụ nữ đã xuất giá thì phải nhất nhất nghe theo lời chồng.
Tuy nhiên, cả hai các lí giải trên đều chưa hợp lí và chưa được suy xét toàn diện: Mị Châu là một nạn nhân của âm mưu chính trị. Đối với chồng, nàng chỉ là người vợ trọng tình và cả tin; nhưng đối với quốc gia, nàng mang trọng tội không thể tha thứ được.
Câu nói cuối cùng của Mị Châu đã khẳng định tấm lòng không mang mưu đồ hại cha bán nước, mà chỉ là bị kẻ gian lợi dụng đã chỉ rõ bản chất đáng thương nhiều hơn đáng trách của Mị Châu.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Chi tiết hư cấu sau cái chết của Mị Châu mang những ý nghĩa:
+ Mị Châu bị kết tội, bị chính cha của mình trừng trị là một dứt khoát. ⇒ hành động này xuất phát từ tinh thần yêu nước, căm ghét kẻ bán nước của dân tộc ta.
+ Máu của Mị Châu biến thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch đã thể hiện cái nhìn cảm thông, bao dung với nàng của nhân dân.
+ Cái chết của Mị Châu là lời nhắn nhủ của tác giả dân gian đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, giữa tình cảm cá nhân với lợi ích của cả quốc gia.
Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Ý nghĩa của cặp hình ảnh "ngọc trai - giếng nước":
+ Ngọc trai: do máu của Mị Châu hóa thành, như lời chứng minh tấm lòng trong sạch, không có mưu đồ hại cha bán nước của Mị Châu.
+ Giếng nước: Nơi Trọng Thủy gieo mình xuống tự vẫn vì quá hối hận và thương tiếc Mị Châu.
+ Việc lấy ngọc trai đem rửa với nước giếng này lại càng sáng trong là sự khẳng định, Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia.
+ Cặp hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" là sự thể hiện niềm thương xót cho mối tình của Mị Châu – Trọng Thủy; đồng thời là kết thúc hoàn mỹ cho một mối tình nhiều đau khổ, nỗi niềm này.
Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Cốt lõi lịch sử:
+ An Dương Vương xây thành Cổ Loa
+ Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược
- Sự thần kì hóa cốt lõi lịch sử của dân gian:
+ Thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ
+ Vua An Dương Vương theo thần Kim Quy xuống biển.
+ Chi tiết “ngọc trai – giếng nước”.
- Việc tạo ra các yếu tố thần kì này có tác dụng:
+ Tái hiện một câu chuyện lịch sử dưới cái nhìn của dân gian khác lạ và hấp dẫn hơn
+ Lí tưởng hóa vua An Dương Vương. Vua không chết mà chỉ bước sang một thế giới khác.
+ Mị Châu đã được rửa tội “bán nước”, chứng minh được lòng trong sạch của mình.
+ Khẳng định tình cảm của Trọng Thủy – Mị Châu là chân thành, cuối cùng cũng có một cái kết vẹn tròn nhất.
Luyện tập
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Đánh giá về Trọng Thủy ở cả hai ý kiến a) và b) đều chưa được toàn diện và xác đáng.
+ Đối với đất nước Âu Lạc:
Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần để giup Triệu Đà xâm lược Âu Lạc thành công
Trọng Thủy là người trực tiếp gây nên cái chết cho hai cha con An Dương Vương.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ đáng trách, đáng lên án.
+ Đối với tình cảm vợ chồng với Mị Châu:
Trọng Thủy tiếc thương tình cảm vợ chồng, biết được chiến tranh sắp diễn ra, cố gắng tìm cách để vợ chồng sau này được đoàn tụ.
Trọng Thủy vì quá ân hận, thương tiếc, đau đớn cho Mị Châu mà nhảy xuống giếng tự vẫn.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ si tình đáng thương.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất của mình nhưng lại được dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên truyền thống nhân đạo, bao dung và nhân hậu của nhân dân ta.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Bài thơ “Tâm sự” rút trong tập thơ “Ra trận” của nhà thơ Tố Hữu:
... Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu ...
Nội dung chính
Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.
- Từ khóa
- am muu bao dung mi chau mối quan hệ nhân hậu