Soạn văn Bảo kính cảnh giới, bài 43 - Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi

Soạn văn Bảo kính cảnh giới, bài 43 - Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Bảo kính cảnh giới là bài thơ được trích trong Quốc âm thi tập (tập thơ Nôm gồm 254 bài) của Nguyễn Trãi. Bài thơ được đưa vào dạy trong chương trình Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo. Cùng Triều Anh tham khảo bài soạn đầy đủ và chi tiết sau:

phan-tich-bai-tho-canh-ngay-he-cua-nguyen-trai-sieu-hay-1.jpg-1.jpg

Ảnh sưu tầm

Xem thêm

Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi
Tác gia Nguyễn Trãi - "dành còn để trợ dân cày"
Bình Ngô đại cáo
Thư lại dụ Vương Thông

Câu 1. Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi/sgk trang 44

Bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi được miêu tả qua:


- Hình ảnh: ngày trường (ngày dài) đây là đặc điểm của ban ngày của mùa hè, thường thì ngày sẽ dài hơn đêm.
- Màu sắc: hoè lục, thạch lựu, hồng liên trì (những màu sắc xanh lục của cây hoè, đỏ của hoa lựu và hồng của hoa sen) những màu sắc gợi sức sống của cây cối trong mùa hè. Mùa hè cũng là lúc hoa sen sắp tàn “tịnh mùi hương”.
- Các động từ: đùn đùn, giương, phun, tịnh gợi trạng thái căng tràn sức sống của cảnh vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng cho người đọc.
- Từ láy: lao xao, dắng dõi tái hiện cảnh sinh hoạt nhộn nhịp, tưng bừng của con người trong một buổi chiều ở làng chài.
- Tác giả không chỉ cảm nhận mùa hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.

=>Bức tranh mùa hè qua đôi mắt nhà thơ trở nên tươi vui, sinh động, mọi thứ như căng tràn nhựa sống. Nguyễn Trãi huy động nhiều giác quan để cảm nhận cảnh vật từ gần đến xa, từ những cảnh nhìn thấy đến những cảnh chỉ hình dung qua âm thanh. Cái hay của bài thơ là không có từ nào nhắc đến hè mà mỗi câu thơ đều tràn ngập sắc hè.

Câu 2. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ, sgk trang 44

- Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác
+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.
+ Câu 3 và cầu 4 ngắt nhịp 3/4.

- Hai điểm khác biệt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi.
+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một "liên" chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.
+ So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. Ở bài Cảnh ngày hè:
Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3
Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)
Câu 3: ngắt nhịp 3/4
Câu 4: ngắt nhịp 3/4
Câu 5: ngắt nhịp 4/3
Câu 6 ngắt nhịp 4/3
Câu 7: ngắt nhịp 4/3
Câu 8: ngắt nhịp 3/3

=>Tác dụng: với nhịp thơ tự do ở câu thơ đầu, nhà thơ tạo một ấn tượng độc đáo mở ra bức tranh mùa hè sinh động. Câu thơ cuối 6 tiếng nhưng cách ngắt nhịp 3/3 đều đặn, hài hoà đã đúc kết tinh thần bài thơ, bộc lộ tấm lòng của Nguyễn Trãi dù thưởng ngoạn cảnh vật đẹp tươi nhưng vẫn không quên cuộc sống nhân dân. Bức tranh chỉ thật sự hoàn hảo khi nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Câu 3. Mạch cảm xúc trong bài thơ, sgk trang 44

Nhà thơ tìm đến với cảnh vật trong tâm trạng ung dung, nhàn rỗi. Nhà thơ quan sát những cảnh vật ngay trước mắt mình như hoè lục, thạch lựu, hồng liên trì. Sau đó nhà thơ cảm nhận cảnh vật ở xa qua âm thanh quen thuộc của cuộc sống vọng về từ một làng chài nào đấy. Từ cảm xúc với thiên nhiên và cuộc sống lao động, nhà thơ đồng cảm, thương xót cho nỗi vất vả, cơ cực của nhân dân đồng thời mong muốn được cây đàn vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam Phong cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
=> Tâm hồn của Nguyễn Trãi là tâm hồn của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Luôn mở rộng với thiên nhiên trong tình yêu mến, chan hoa, gắn bó với cuộc sống, thấu hiểu, trận trọng giá trị lao động và đồng cảm với nhân dân.​
..........................................
Chúc các em học tốt!
 
Từ khóa
bảo kính cảnh giới đọc hiểu chủ đề cảnh ngày hè nguyen trai những nét chính về cảnh ngày hè soạn bảo kính cảnh giới thể thơ của bảo kính cảnh giới thơ cảnh ngày hè
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top