MTX Giữa chạp nhớ tết

MTX Giữa chạp nhớ tết

T
Thanh
  • Thành Viên 40
Giữa chạp nhớ tết


Trời rét đậm đồng thời cũng đến tháng chạp, tháng chạp nghĩa là tết gần lắm. Sau đợt rét đầu, trời bỗng đổ nắng, rồi giá rét lại ập tới.

“Một chạp giêng hai” nhắc tết dân tộc. Tết là cái vội vã cuối năm, hương vị tết còn kéo dài mãi. Tháng một rồi đến tháng chạp, tôi đợi năm cũ kết thúc bằng cách đếm từng ngày.

Trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình không đợi giáp tết mới sắm sửa, đồ dùng, thực phẩm quanh năm đều phong phú nên người ta có thể mua bán, sắm sanh bất kì lúc nào. Biểu hiện của tết là phiên chợ, nhà thơ Đoàn Văn Cừ từng viết “Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê, Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ” (Chợ Tết). Thị xã nhỏ bé và chật chội quê tôi tết đến nhộn nhịp, ồn ào, huyên náo và sôi động hẳn bởi chợ tết. Sự đều đều và bình thản thay thế bằng hương sắc mùa xuân, chợ tươi vui và rạng rỡ hẳn lên từ những ngày cuối chạp. Hành già để muối, bắp cải xanh màu mỡ, khoai tây mập mạp, cà rốt đỏ hồng, cà chua đỏ tươi, cam, quýt, chuối xanh, trứng gà, gà sống, cá tươi, thịt bò, thịt lợn… Đi chợ tết không hẳn để mua nhiều thức ăn dành cho ba ngày tết, chợ còn là nơi giải trí, vui chơi, ngắm mọi người mua bán, mua vài cành hoa yêu thích, sắm cho mình bộ đồ đẹp, ghé ăn bát bún, đĩa bánh cuốn, uống li rượu…

3522

Chạp gắn liền rét mướt miền Bắc. Rét tháng chạp thấm vào da thịt. Trước khi mưa xuân thì những đợt mưa rả rích thậm chí rất to là ấn tượng khó phai của tết. Nếu lạnh kéo sang cả tháng giêng thì nồi nấu đông sẽ ngon, trời hửng nắng vào tết nghĩa là không nấu đông được. Đó là thói quen mà nhiều người vẫn giữ.

Tết! Trên ban thờ gia đình mâm ngũ quả lấp lánh, cành đào, cây quất, hoa lay ơn, hoa cúc hòa cùng mùi nhang. Đôi khi tiếng mõ và tụng kinh của mẹ vang lên hoặc thì thầm. Nồi bánh chưng đỏ lửa suốt đêm, tôi không đủ kiên nhẫn để thức thâu đêm canh bánh nhưng tết vây bọc bởi độ nóng của lửa, nước lục bục sôi, hương thơm ngào ngạt của lá dong, nếp, thịt lợn và đỗ xanh. Năm nào giao thừa, tôi cũng âm thầm những dự định. Ngày bé là kết quả học tập tốt hơn, viết vội vài dòng trang sổ nhỏ ước mơ ấp ủ, mong ước cho gia đình, trưởng thành thì mong mình thành công trong công việc, tình cảm riêng tư như ý. Sáng mùng một tết, bố tôi xuất hành để lấy may mắn (“xuất hành” căn cứ vào tuổi, vào giờ và các hướng Đông, Bắc, Tây, Nam), năm nay bố tôi chưa đi. Mẹ không ra đình làng chỉ thầm lặng chăm chút ngày tết. Tôi ngỡ ngàng vì thời gian không đợi một ai cả.

Nghĩ suy tết quá khứ, bố giục mua cà phê, mẹ làm món ăn, các chị rủ nhau mua bánh kẹo, hạt hướng dương, tôi nằm nghe pháo giấy nổ. Cả gia đình tôi sum họp. Cây bưởi sai quả, đến lúc già và cỗi vẫn cho quả chín vàng dịp tết, thói quen mua hoa lay ơn cắm lọ trưng tết mà chị tôi để lại lúc chưa lấy chồng. Chiếc áo kẻ ca rô đỏ, xám của chị em chúng tôi.

Nhiều năm trở lại đây, mùng hai Tết là tôi viếng cảnh chùa, lễ đền, ngày xuân nên cảnh chùa, cảnh đền đông người nhưng khá nghiêm ngắn. Tiếng đọc kinh nhà chùa, sự yên ắng của ngôi đền, khu di tích mẫu ẩn hiện giữa sông nước, cảnh vật mùa xuân nhắc tôi “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, các lễ hội sẽ diễn ra chủ yếu sau tết cho tới gần hết xuân.

Cảm nhận tết, tết không chỉ có mùi hương cụ thể mà còn vô hình. Đấy là tình thương và niềm hoài niệm của mỗi chúng ta. Tết thuộc về chúng ta!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Mùa Thanh Xuân - Tết"
Diễn đàn viết văn - Văn Học Trẻ
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
chợ tết mùa thành xuân nhớ tết rét mướt miền bắc tet tháng chạp
  • Like
Reactions: Vanhoctre
2K
1
1

Thanh

Thành Viên
13/10/19
10
17
3,000
40
Xu
124
Trời rét đậm đồng thời cũng đến tháng chạp, tháng chạp nghĩa là tết gần lắm. Sau đợt rét đầu, trời bỗng đổ nắng, rồi giá rét lại ập tới.
“Một chạp giêng hai” nhắc tết dân tộc. Tết là cái vội vã cuối năm, hương vị tết còn kéo dài mãi. Tháng một rồi đến tháng chạp, tôi đợi năm cũ kết thúc bằng cách đếm từng ngày.
Trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình không đợi giáp tết mới sắm sửa, đồ dùng, thực phẩm quanh năm đều phong phú nên người ta có thể mua bán, sắm sanh bất kì lúc nào. Biểu hiện của tết là phiên chợ, nhà thơ Đoàn Văn Cừ từng viết “Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê, Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ” (Chợ Tết). Thị xã nhỏ bé và chật chội quê tôi tết đến nhộn nhịp, ồn ào, huyên náo và sôi động hẳn bởi chợ tết. Sự đều đều và bình thản thay thế bằng hương sắc mùa xuân, chợ tươi vui và rạng rỡ hẳn lên từ những ngày cuối chạp. Hành già để muối, bắp cải xanh màu mỡ, khoai tây mập mạp, cà rốt đỏ hồng, cà chua đỏ tươi, cam, quýt, chuối xanh, trứng gà, gà sống, cá tươi, thịt bò, thịt lợn… Đi chợ tết không hẳn để mua nhiều thức ăn dành cho ba ngày tết, chợ còn là nơi giải trí, vui chơi, ngắm mọi người mua bán, mua vài cành hoa yêu thích, sắm cho mình bộ đồ đẹp, ghé ăn bát bún, đĩa bánh cuốn, uống li rượu…

View attachment 3522

Chạp gắn liền rét mướt miền Bắc. Rét tháng chạp thấm vào da thịt. Trước khi mưa xuân thì những đợt mưa rả rích thậm chí rất to là ấn tượng khó phai của tết. Nếu lạnh kéo sang cả tháng giêng thì nồi nấu đông sẽ ngon, trời hửng nắng vào tết nghĩa là không nấu đông được. Đó là thói quen mà nhiều người vẫn giữ.
Tết! Trên ban thờ gia đình mâm ngũ quả lấp lánh, cành đào, cây quất, hoa lay ơn, hoa cúc hòa cùng mùi nhang. Đôi khi tiếng mõ và tụng kinh của mẹ vang lên hoặc thì thầm. Nồi bánh chưng đỏ lửa suốt đêm, tôi không đủ kiên nhẫn để thức thâu đêm canh bánh nhưng tết vây bọc bởi độ nóng của lửa, nước lục bục sôi, hương thơm ngào ngạt của lá dong, nếp, thịt lợn và đỗ xanh. Năm nào giao thừa, tôi cũng âm thầm những dự định. Ngày bé là kết quả học tập tốt hơn, viết vội vài dòng trang sổ nhỏ ước mơ ấp ủ, mong ước cho gia đình, trưởng thành thì mong mình thành công trong công việc, tình cảm riêng tư như ý. Sáng mùng một tết, bố tôi xuất hành để lấy may mắn (“xuất hành” căn cứ vào tuổi, vào giờ và các hướng Đông, Bắc, Tây, Nam), năm nay bố tôi chưa đi. Mẹ không ra đình làng chỉ thầm lặng chăm chút ngày tết. Tôi ngỡ ngàng vì thời gian không đợi một ai cả.
Nghĩ suy tết quá khứ, bố giục mua cà phê, mẹ làm món ăn, các chị rủ nhau mua bánh kẹo, hạt hướng dương, tôi nằm nghe pháo giấy nổ. Cả gia đình tôi sum họp. Cây bưởi sai quả, đến lúc già và cỗi vẫn cho quả chín vàng dịp tết, thói quen mua hoa lay ơn cắm lọ trưng tết mà chị tôi để lại lúc chưa lấy chồng. Chiếc áo kẻ ca rô đỏ, xám của chị em chúng tôi.
Nhiều năm trở lại đây, mùng hai Tết là tôi viếng cảnh chùa, lễ đền, ngày xuân nên cảnh chùa, cảnh đền đông người nhưng khá nghiêm ngắn. Tiếng đọc kinh nhà chùa, sự yên ắng của ngôi đền, khu di tích mẫu ẩn hiện giữa sông nước, cảnh vật mùa xuân nhắc tôi “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, các lễ hội sẽ diễn ra chủ yếu sau tết cho tới gần hết xuân.
Cảm nhận tết, tết không chỉ có mùi hương cụ thể mà còn vô hình. Đấy là tình thương và niềm hoài niệm của mỗi chúng ta. Tết thuộc về chúng ta!
ThanhNhớ Tết
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top