Phân biệt ngôn ngữ và lời văn (lời nói)
Trong "Giáo trình ngôn ngữ học đại cương", F. De Saussure đã đưa ra một phân biệt nổi tiếng giữa ngôn ngữ (langue) và lời nói (parole). Theo ông, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu tạo thành một kho tàng dự trữ trong tư duy của một cộng đồng người. Mỗi kí hiệu bao gồm hai phương diện gắn liền với nhau như hai mặt của một tờ giấy: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt trong ngôn ngữ gọi là vỏ vật chất còn cái được biểu đạt là khái niệm. Giữa chúng có mối quan hệ võ đoán tuyệt đối hay tương đối do qui ước của xã hội mà nhiều khi không thể giải thích một cách tường tận được.
Lời nói là sản phẩm của cá nhân, là sự vận dụng kho tàng ngôn ngữ của từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ngôn từ trong tác phẩm là một kiểu lời nói (lời văn) nghệ thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm xã hội mà ông ta tiếp thu được. Lời văn nghệ thuật này chính là đối tượng của sự tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học.
Lời văn trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật.
Ðặc điểm chung của văn học nghệ thuật là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nhưng trong mỗi bộ môn và loại hình nghệ thuật khác nhau, các hình tượng có những đặc điểm cụ thể riêng. Những đặc điểm cụ thể đó của hình tượng được qui định bởi chất liệu và phương tiện riêng. Trong nghệ thuật tạo hình, hội họa sử dụng đường nét, màu sắc; điêu khắc dùng hình khối nhằm trực tiếp miêu tả các hiện tượng của đời sống. Trong nghệ thuật biểu hiện, âm nhạc sử dụng âm thanh, múa dùng điệu bộ, dáng vẻ đã được cách điệu hóa...Trong loại hình nghệ thuật tổng hợp, người ta sử dụng nhiều phương tiện của các ngành nghệ thuật khác nhau nhằm phục vụ cho việc diễn xuất.
Văn học, một loại hình nghệ thuật độc lập, phát triển song song với các loại hình nghệ thuật khác nhưng lấy ngôn ngữ làm phương tiện diễn đạt. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học. Tuy nhiên ngôn ngữ không phải là phương tiện diễn đạt riêng của văn học. Nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống cũng sử dụng ngôn ngữ. Vậy, ngôn ngữ văn học có gì khác so với các lĩnh vực khác?
Ðặc trưng của lời văn nghệ thuật.
Chẳng khác gì khai thác
Chất hiếm radium
Lấy một gam
Mất hàng năm lao lực
Chỉ mỗi một từ
Có khi mất đứt
Hàng trăm nghìn
Tấn quặng xỉn ngôn từ.
(Nói chuyện với người thanh tra tài chánh)
Tính chính xác của lời văn nghệ thuật cần được hiểu không phải theo nghĩa cơ giới, toán học mà là sự diễn đạt hoàn hảo nhất một tâm trạng, một sự vật, một ý nghĩ, một hiện tượng bằng một từ duy nhất đúng. Guy de Maupassant cho rằng "Ðối tượng mà anh (nhà văn) muốn nói đến, dù là cái gì đi nữa, cũng chỉ có một từ biểu hiện nó". Người ta thường nhắc đến việc chọn lựa từ ngữ trong sáng tạo nghệ thuật qua câu chuyện "thôi, xao". Một hôm, Giả Ðảo (779-843), một nhà sư hoàn tục cưỡi ngựa về Tràng An. Ông đương bận nghĩ đến 2 câu thơ vừa mới sáng tác:
Ðiểu túc trì biên tụ
Tăng thôi nguyệt hạ môn"
(Chim đậu ở cây bờ ao
Nhà sư đẩy cửa dưới trăng)
Giả Ðảo băn khoăn không biết nên dùng chữ thôi (đẩy cửa) hay xao (gõ cửa). Ông buông cương, huơ tay bắt chước nhà sư lúc đẩy cửa, lúc gõ cửa. Ngựa đi vào đám quân của một vị quan đang đi kinh lí. Quân lính bắt Giả Ðảo trình quan. May thay, viên quan đó chính là Hàn Dũ. Sau khi nghe Giả Ðảo bày tỏ sự việc, Hàn Dũ suy nghĩ và góp ý nên dùng chữ "xao" (gõ). Có lẽ gõ gợi lên được hình tượng về âm thanh. Sau này, người ta thường dùng chữ "thôi, xao" với ý nghĩa là cân nhắc từng chữ để sửa chữa bài văn, bài thơ cho thật tốt.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng hàng loạt các từ khác nhau để chỉ người phụ nữ nhưng ở mỗi lời văn lại có những sắc thái khác nhau:
Ðau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
-Hồng quân với khách hồng quần Ðã xoay đến thế vần vần chưa tha.
Rằng: hồng nhan tự thuở xưa Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Canh khuya bức gấm rủ thao
Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân.
Cớ sao chị tốt một bề
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao.
..............
Lời văn nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn nghiêm khắc để có được những từ diễn đạt một cách đắc địa nhất tư tưởng, tình cảm của mình.
Hai phẩm chất tạo hình và biểu cảm được kết hợp một cách hữu cơ, xuyên thấm vào nhau và trong nhiều trương hợp, khó thể tách rời. Vì vậy cần nhìn chúng là một đặc điểm thống nhất của lời văn nghệ thuật: tạo hình để biểu cảm, biểu cảm để tạo hình, trong tạo hình có biểu cảm và ngược lại.
Lời văn nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có chức năng xây dựng hình tượng nên luôn luôn mang tính thẩm mĩ cao.
Trong "Giáo trình ngôn ngữ học đại cương", F. De Saussure đã đưa ra một phân biệt nổi tiếng giữa ngôn ngữ (langue) và lời nói (parole). Theo ông, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu tạo thành một kho tàng dự trữ trong tư duy của một cộng đồng người. Mỗi kí hiệu bao gồm hai phương diện gắn liền với nhau như hai mặt của một tờ giấy: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt trong ngôn ngữ gọi là vỏ vật chất còn cái được biểu đạt là khái niệm. Giữa chúng có mối quan hệ võ đoán tuyệt đối hay tương đối do qui ước của xã hội mà nhiều khi không thể giải thích một cách tường tận được.
Lời nói là sản phẩm của cá nhân, là sự vận dụng kho tàng ngôn ngữ của từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ngôn từ trong tác phẩm là một kiểu lời nói (lời văn) nghệ thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm xã hội mà ông ta tiếp thu được. Lời văn nghệ thuật này chính là đối tượng của sự tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học.
Lời văn trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật.
Ðặc điểm chung của văn học nghệ thuật là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nhưng trong mỗi bộ môn và loại hình nghệ thuật khác nhau, các hình tượng có những đặc điểm cụ thể riêng. Những đặc điểm cụ thể đó của hình tượng được qui định bởi chất liệu và phương tiện riêng. Trong nghệ thuật tạo hình, hội họa sử dụng đường nét, màu sắc; điêu khắc dùng hình khối nhằm trực tiếp miêu tả các hiện tượng của đời sống. Trong nghệ thuật biểu hiện, âm nhạc sử dụng âm thanh, múa dùng điệu bộ, dáng vẻ đã được cách điệu hóa...Trong loại hình nghệ thuật tổng hợp, người ta sử dụng nhiều phương tiện của các ngành nghệ thuật khác nhau nhằm phục vụ cho việc diễn xuất.
Văn học, một loại hình nghệ thuật độc lập, phát triển song song với các loại hình nghệ thuật khác nhưng lấy ngôn ngữ làm phương tiện diễn đạt. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học. Tuy nhiên ngôn ngữ không phải là phương tiện diễn đạt riêng của văn học. Nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống cũng sử dụng ngôn ngữ. Vậy, ngôn ngữ văn học có gì khác so với các lĩnh vực khác?
Ðặc trưng của lời văn nghệ thuật.
- Tính chính xác, trong sáng có thể được coi là đặc trưng đầu tiên của lời văn nghệ thuật. Chỉ với những lời văn chính xác, trong sáng, nhà văn mới có thể biểu hiện một cách đúng đắn và đầy đủ những sắc thái, cảm xúc, những điều mà nhà văn muốn diễn đạt. Ngôn ngữ nói chung có thể diễn đạt được mọi thứ nhưng để đạt được điều đó, nhà văn phải vật lộn, học hỏi, tích lũy... Nói như một nhà văn: "Trên đời không có sự giày vò nào ghê gớm hơn sự giày vò của ngôn ngữ" hoặc như Maiacôpxki từng viết:
Chẳng khác gì khai thác
Chất hiếm radium
Lấy một gam
Mất hàng năm lao lực
Chỉ mỗi một từ
Có khi mất đứt
Hàng trăm nghìn
Tấn quặng xỉn ngôn từ.
(Nói chuyện với người thanh tra tài chánh)
Tính chính xác của lời văn nghệ thuật cần được hiểu không phải theo nghĩa cơ giới, toán học mà là sự diễn đạt hoàn hảo nhất một tâm trạng, một sự vật, một ý nghĩ, một hiện tượng bằng một từ duy nhất đúng. Guy de Maupassant cho rằng "Ðối tượng mà anh (nhà văn) muốn nói đến, dù là cái gì đi nữa, cũng chỉ có một từ biểu hiện nó". Người ta thường nhắc đến việc chọn lựa từ ngữ trong sáng tạo nghệ thuật qua câu chuyện "thôi, xao". Một hôm, Giả Ðảo (779-843), một nhà sư hoàn tục cưỡi ngựa về Tràng An. Ông đương bận nghĩ đến 2 câu thơ vừa mới sáng tác:
Ðiểu túc trì biên tụ
Tăng thôi nguyệt hạ môn"
(Chim đậu ở cây bờ ao
Nhà sư đẩy cửa dưới trăng)
Giả Ðảo băn khoăn không biết nên dùng chữ thôi (đẩy cửa) hay xao (gõ cửa). Ông buông cương, huơ tay bắt chước nhà sư lúc đẩy cửa, lúc gõ cửa. Ngựa đi vào đám quân của một vị quan đang đi kinh lí. Quân lính bắt Giả Ðảo trình quan. May thay, viên quan đó chính là Hàn Dũ. Sau khi nghe Giả Ðảo bày tỏ sự việc, Hàn Dũ suy nghĩ và góp ý nên dùng chữ "xao" (gõ). Có lẽ gõ gợi lên được hình tượng về âm thanh. Sau này, người ta thường dùng chữ "thôi, xao" với ý nghĩa là cân nhắc từng chữ để sửa chữa bài văn, bài thơ cho thật tốt.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng hàng loạt các từ khác nhau để chỉ người phụ nữ nhưng ở mỗi lời văn lại có những sắc thái khác nhau:
Ðau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
-Hồng quân với khách hồng quần Ðã xoay đến thế vần vần chưa tha.
Rằng: hồng nhan tự thuở xưa Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Canh khuya bức gấm rủ thao
Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân.
Cớ sao chị tốt một bề
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao.
..............
Lời văn nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn nghiêm khắc để có được những từ diễn đạt một cách đắc địa nhất tư tưởng, tình cảm của mình.
- Tính hàm súc. Ðặc điểm này bắt nguồn từ nguyên tắc tiết kiệm trong ngôn ngữ, nghĩa là nói và viết sao cho "lời chật mà ý rộng", là sử dụng một số lượng chất liệu tối thiểu mà đạt được hiệu quả nghệ thuật tối đa. Mượn ý của Tô Ðông Pha, Lê Quí Ðôn viết: "Ý hết mà lời dừng, ấy là cái lời rất mực trong thiên hạ. Song lời dừng mà ý chưa hết được lại càng hay tuyệt".
- Tính mơ hồ, đa nghĩa cũng là một đặc điểm của lời văn nghệ thuật dù đây cũng là đặc điểm dễ nhận thấy trong lời nói hằng ngày. Trong văn học, tính mơ hồ, đa nghĩa được nhân lên và trở thành một đặc điểm nổi bật bởi vì người nghệ sĩ thường hướng tới lời văn mơ hồ, đa nghĩa nhằm tạo nên những tầng lớp nghĩa khác nhau, nhằm "khêu gợi vô số những tư tưởng, những quan niệm, những cách giải thích". Ðiều này về bản chất có thể phân biệt khá rõ giữa lời văn nghệ thuật và lời văn trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống.
- Tính tạo hình và biểu cảm. Một đặc trưng có tầm quan trọng nhất nhằm phân biệt lời văn nghệ thuật với lời văn thuộc các lĩnh vực khác là tính tạo hình và biểu cảm. Tạo hình là tạo nên một lời văn giàu hình ảnh, tái tạo đối tượng trong hình thái cụ thể, không lặp lại của nó. Chỉ bằng tính chất tạo hình, nhà văn mới làm sống lại một cách cụ thể , cảm tính những dáng vẻ riêng biệt . Bên cạnh đó, lời văn nghệ thuật còn biểu hiện những cảm nhận độc đáo của nhà văn với tư cách là nghệ sĩ và những nhà văn lớn bao giờ cũng có những độc đáo trong phong phong cách. Tsêkhôp quan niệm "nếu tác giả nàokhông có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả"
Hai phẩm chất tạo hình và biểu cảm được kết hợp một cách hữu cơ, xuyên thấm vào nhau và trong nhiều trương hợp, khó thể tách rời. Vì vậy cần nhìn chúng là một đặc điểm thống nhất của lời văn nghệ thuật: tạo hình để biểu cảm, biểu cảm để tạo hình, trong tạo hình có biểu cảm và ngược lại.
Lời văn nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có chức năng xây dựng hình tượng nên luôn luôn mang tính thẩm mĩ cao.